MENU
THỜI TIẾT NINH BÌNH
Nhiệt độ trung bình: 19°C
Cao nhất: 24°C
Thấp nhất: °C
Độ ẩm: %
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 1075254
Số người trực tuyến:6
CÁCH LÀM SÁNG TẠO
Thời gian qua, ngành nông nghiệp Ninh Bình đã có những định hướng, giải pháp phát triển hiệu quả và đổi mới một cách toàn diện. Trong đó, chú trọng sản xuất theo hướng chất lượng, quy trình tiêu chuẩn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; qua đó tạo sự phát triển bền vững về năng suất và đầu ra cho sản phẩm.
 

 

 Mô hình trồng dưa vân lưới trong nhà lưới tại huyện Yên Mô. Ảnh: Minh Trang

Ninh Bình đã có nhiều chính sách ưu tiên cho người dân tiếp cận với công nghệ cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học vào sản xuất trên các lĩnh vực, gần đây nhất là Nghị quyết 32/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định về “chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025”. Nhờ đó, đã xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao có quy mô nhỏ và vừa; giúp người dân tiếp cận được với công nghệ cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận gấp 1,5-2 lần so với trước đây.

Theo thống kê, hàng năm ngành Nông nghiệp Ninh Bình đã thực hiện bình quân 100 đề tài, chương trình, dự án, trên 400 mô hình trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản ứng dụng công nghệ cao. Đáng chú ý là việc phối hợp phục hồi và xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu cho một số sản phẩm đặc sản như: Khoai sọ Yên Quang, Dứa Đồng Giao, Dê núi Ninh Bình, Cơm cháy, mắm tép Gia Viễn, Ngao kim Sơn, Đào phai Tam Điệp, Chè Ba trại Quang Sỏi, Cá rô Tổng trường, Trà Hoa Vàng,...  
 

Mô hình chăn nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ cao tại huyện Kim Sơn. Ảnh: Linh Chi
 
Nổi bật nhất trong lĩnh vực trồng trọt với diện tích sản xuất áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước đạt trên 34%. Đã hình thành 17 vùng rau củ quả an toàn; 6 vùng cây ăn quả như dứa, chuối, ổi, na và cây có múi... cho thu nhập trung bình 250-300 triệu đồng/ha/năm.

Từ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đã góp phần để các địa phương thực hiện thành công mục tiêu chương trình “mỗi xã 1 sản phẩm”, đến hết năm 2022 Ninh Bình có 101 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, dự kiến năm 2023 có thêm 49 sản phẩm.
Linh Chi


 CÁC TIN KHÁC
VIDEO - AUDIO
VĂN BẢN-CHÍNH SÁCH
 
Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền Thông Ninh Bình
Chịu trách nhiệm: Đ/c Trần Thị Thảo, Phó Giám đốc Sở Thông Tin và Truyền Thông.
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Nghị, phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Điện thoại: 0229.3889237, Fax:0229.3889239, Email: Soninhbinh@mic.gov.vn.