MENU
THỜI TIẾT NINH BÌNH
Nhiệt độ trung bình: 19°C
Cao nhất: 24°C
Thấp nhất: °C
Độ ẩm: %
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 1072087
Số người trực tuyến:1
CÁCH LÀM SÁNG TẠO
  Ngày 19/6/2023
 
 Cây lúa Kim Sơn không chỉ tạo ra những hạt gạo thơm ngon nức tiếng và cũng từ cây lúa, với óc sáng tạo cùng đôi bàn tay khéo léo, những người nông dân nơi đây còn biến những cọng rơm khô thành một thứ hàng thủ công đặc biệt, gọi nôm na là "đuôi trâu" chuyên xuất khẩu đi Nhật Bản, đem lại giá trị kinh tế cao.
 
  Ngày 19/4/2023
 
Từ năm 2019 đến nay, thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), huyện Yên Mô đã triển khai nhiều chính sách phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương theo hướng hàng hóa tập trung gắn với chuỗi giá trị. Đồng thời hỗ trợ người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp chuẩn hóa các sản phẩm đáp ứng yêu cầu, tiêu chí sản phẩm OCOP, nỗ lực "gắn sao" OCOP cho các sản phẩm đặc trưng của huyện.
 
  Ngày 09/4/2023
 
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Yên Đồng, huyện Yên Mô đã tích cực chỉ đạo và tổ chức thực hiện chủ trương, tạo điều kiện, cơ hội và động lực cho người nghèo phát triển kinh tế giúp các hộ nghèo nỗ lực vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
  Ngày 27/6/2023
 
 Với lợi thế bán hàng đa kênh cùng hệ thống quản lý sản phẩm và đơn hàng trên nhiều nền tảng trực tuyến, hiện sàn thương mại điện tử đang là phương thức tiêu thụ hàng hóa hiệu quả, giúp nâng cao giá trị sản phẩm. Nắm bắt cơ hội này, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã và đang nỗ lực đưa nhiều sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử.
 
  Ngày 27/5/2023
 
Xã Đông Sơn (thành phố Tam Điệp) hiện có 7 sản phẩm OCOP cấp tỉnh được xếp hạng 4 sao, là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về số lượng sản phẩm đạt OCOP. Đây là kết quả sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), là nền tảng vững chắc góp phần để xã Đông Sơn phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
 
  Ngày 16/7/2023
 
Dưa lưới là loại cây thích hợp trong điều kiện môi trường ấm áp, khô ráo và có nhiều ánh sáng. Trong những mùa khô ráo và ít mưa, cây dưa lưới rất dễ trồng và phát triển tốt bởi nó là loại cây ưa nhiệt. Khoảng thời gian tháng 2 đến tháng 9 là thời gian thích hợp nhất để trồng dưa lưới. Với ưu điểm giúp cây dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng, hạn chế sâu bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, 3 năm trở lại đây, nhiều nông dân ở huyện Yên Mô đã lắp đặt nhà lưới, nhà màng, kết hợp hệ thống tưới tiết kiệm để trồng dưa vân lưới xanh, vân lưới vàng cho hiệu quả kinh tế cao.
 
  Ngày 25/3/2023
 
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, nhiều hộ nông dân ở xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn đã lựa chọn trồng rau theo hướng an toàn, kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn giống, nguồn nước tưới đến việc sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu đúng quy định. Từ đó khẳng định được uy tín, chất lượng, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.
 
  Ngày 14/6/2023
 
Cứ khoảng tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, những cánh rừng sú, vẹt ven biển huyện Kim Sơn lại nở hoa trắng muốt cả một vùng. Đây cũng là thời điểm các chủ ong đưa đàn ong của mình về đây, để khai thác những giọt mật thơm ngon, sánh mịn, đậm đà hương biển.
 
  Ngày 13/4/2023
 
Tập trung chuyển đổi diện tích đất xen kẹt, trồng lúa kém hiệu quả sang phát triển các mô hình phù hợp với điều kiện đồng đất, nhu cầu của thị trường đang là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp. Qua đó, đã nâng cao hiệu quả thâm canh, thu nhập cho người dân địa phương.
 
  Ngày 12/4/2023
 
Tại huyện Gia Viễn, cây dưa được xác định là một trong những cây trồng đặc trưng, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Vì thế ngoài việc khai thác cây dưa như một cây trồng nông nghiệp, Gia Viễn đang đầu tư nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu để biến cây dưa trở thành sản phẩm du lịch nông nghiệp sinh thái.
 
  Ngày 31/5/2023
 
Thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng tín dụng, hỗ trợ tối đa nguồn lực cho người dân khu vực nông thôn.
 
  Ngày 31/5/2023
 
Công ty TNHH nông nghiệp sạch Ninh Thắng (xã Ninh Thắng, huyện Hoa Lư) nổi tiếng với các sản phẩm từ cây sen như: trà ướp bông sen, củ sen, ngó sen, hạt sen. Để tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện Hoa Lư, mới đây Công ty đã tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất trà lá sen. 
 
  Ngày 11/4/2023
 
Nằm trên dải đất ven sông Hoàng Long, thôn Đào Lâm (xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn) nổi tiếng với nghề làm bánh đa vừng. Trải qua bao thăng trầm, đến nay, những người còn gắn bó với nghề này không nhiều và cơ bản họ đã chuyển đổi từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy. Tuy nhiên, nguyên liệu thì vẫn là những sản vật quê hương cộng với bí quyết chế biến truyền đời để tạo ra những chiếc bánh đa vừng đậm vị truyền thống.
 
  Ngày 29/10/2023
 
Thời gian qua, để tạo điều kiện giúp nông dân tiếp cận vốn vay và sử dụng hiệu quả để phát triển kinh tế, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo ở các địa phương, đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi Hội Nông dân huyện đã phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Yên Khánh triển khai cho vay thông qua tổ vay vốn.
 
  Ngày 28/10/2023
 
 Hướng tới nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường cùng sự hỗ trợ từ Hội Nông dân các cấp, người dân xã Khánh Công (huyện Yên Khánh) đang dần thay đổi thói quen canh tác, đưa nhiều mô hình, cách làm hay vào sản xuất.
 
  Ngày 11/10/2023
 
 Để góp phần cải thiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn, góp phần thực hiện thành công công các Chương trình mục tiêu Quốc gia, thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã triển khai một số hoạt động hỗ trợ, giúp hội viên nông dân xã Văn Phương, huyện Nho Quan xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường tại khu dân cư.
 
  Ngày 04/10/2023
 
Thời gian qua, ngành nông nghiệp Ninh Bình đã có những định hướng, giải pháp phát triển hiệu quả và đổi mới một cách toàn diện. Trong đó, chú trọng sản xuất theo hướng chất lượng, quy trình tiêu chuẩn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; qua đó tạo sự phát triển bền vững về năng suất và đầu ra cho sản phẩm.
 
  Ngày 23/09/2023
 
Thông qua hội nghị truyền thông nhằm vận động nông dân áp dụng các phương pháp chuyển hóa chất thải hữu cơ, góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập. Đây cũng là dịp để cấp ủy, chính quyền địa phương hiểu hơn và nhân rộng Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế”.
 
  Ngày 09/09/2023
 
 Tiêu chí về thực hiện quy hoạch và phát triển giao thông nông thôn là một trong những tiêu chí quan trọng của Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Chính vì vậy, ngay từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Ninh Bình đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, thu hút sự vào cuộc của các tầng lớp nhân dân. Phong trào đã lan toả mạnh mẽ góp phần làm thay đổi diện mạo các vùng quê nông thôn mới.
 
  Ngày 31/08/2023
 
Nhằm giúp tập hợp những người có chung ngành nghề, cùng hỗ trợ nhau về nguồn vốn, kinh nghiệm sản xuất, thị trường tiêu thu, thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo Hội Nông dân các cấp thành lập và đưa vào hoạt động các chi, tổ hội nghề nghiệp. Qua đó, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống cho các hội viên chi, tổ Hội.
 
  Ngày 28/08/2023
 
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOOP, đến nay đến nay huyện Nho Quan có 16 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP (8 sản phẩm đạt 4 sao và 08 sản phẩm đạt 3 sao). Các sản phẩm được công nhận OCOP chủ yếu là nông sản đặc sản, đặc trưng, truyền thống như: Trà hoa  vàng, trà hoa thảo mộc, ổi Đồng Phong, Bột sâm, rượu chuối, rượu nếp hạt cau...
 
  Ngày 22/082023
 
Được quy hoạch nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lúa hữu cơ gắn với du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm của tỉnh và của huyện, những năm qua, xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh luôn chú trọng phát huy lợi thế sẵn có cùng với tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tư duy sản xuất, từng bước khẳng định thương hiệu địa phương từ các sản phẩm lúa hữu cơ chất lượng cao.  
 
  Ngày 21/08/2023
 
 Thời gian qua, Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân huyện Nho Quan triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần phát triển KT-XH địa phương.
 
  Ngày 20/08/2023
 
Ngoài việc tích cực học hỏi kỹ thuật chăm sóc, khai thác mật, hiện nay, các thành viên của HTX Mật ong vùng đồi, xã Quang Sơn, thành phố Tam Điệp đã chủ động thay đổi cả  quy mô, cơ cấu tổ chức, đầu tư công nghệ, máy móc vào khâu đóng gói, bảo quản, giúp nâng cao giá trị sản phẩm mật ong tại vùng đồi núi nơi đây.
 
  Ngày 08/08/2023
 
Thời gian qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã được các cấp Hội Nông dân huyện Gia Viễn triển khai sâu rộng, có sức lan tỏa mạnh mẽ. Qua đó, hỗ trợ, tạo động lực cho các hội viên, nông dân vươn lên phát triển kinh tế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
 
  Ngày 30/8/2023
 
Ninh Bình là tỉnh có địa hình phong phú, đa dạng với 5 tiểu vùng kinh tế sinh thái, mỗi vùng có tiềm năng, thế mạnh và những sản phẩm chủ lực, đặc sản, đặc hữu riêng. Thời gian qua, Ninh Bình đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ, phát triển sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu địa phương từ các sản phẩm OCOP từ đó góp phần tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh, hướng tới xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. 
 
  Ngày 31/07/2023
 
 Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng công nghệ cao, KHKT vào sản xuất,… đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo sự chuyển biến tích cực về đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn huyện Hoa Lư.
 
  Ngày 03/04/2023
 
 Thực trạng sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn trên cả nước nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng từ giá vật tư, thức ăn tăng cao, đến tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và quá trình sản xuất của người nông dân. Nhằm giúp nông dân yên tâm gắn bó với sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, Hội Nông dân xã Yên Đồng đã triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp.
 
  Ngày 15/03/2023
 
Những năm gần đây, bằng nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, Hội LHPN xã Ninh An, huyện Hoa Lư đã tích cực vận động chị em tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó giúp hội viên vươn lên trong cuộc sống, đồng thời khẳng định được vai trò, vị trí của tổ chức Hội trong các phong trào của địa phương.
 
  Ngày 28/02/2023
 
Xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những tiêu chí quan trọng nhằm thúc đẩy thực hiện các tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn mới (NTM), do đó ngay từ khi triển khai xây dựng NTM, NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu, xã Yên Lâm (huyện Yên Mô) đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã.
 
  Ngày 25/02/2023
 
Tọa lạc tại thôn Sấm 1, xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, "Nông trại cối xay gió" đang là điểm check-in lý tưởng đang được nhiều bạn trẻ trong và ngoài tỉnh Ninh Bình yêu thích. Thế nhưng để có được "cơ ngơi" xinh xắn như ngày hôm nay, cô chủ 9x của nông trại đã phải trải qua không ít khó khăn, thử thách.
 
  Ngày 23/02/2023
 
Tận dụng những thuận lợi về khí hậu, tiềm năng của rừng, người dân ở xã Cúc Phương, huyện Nho Quan đã học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn nhân rộng các mô hình con nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao. Trong đó nhiều mô hình như nuôi ong lấy mật, nuôi dê, hươu lấy nhung…đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
 
  Ngày 01/02/2023
 
Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để sản phẩm nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng mã số vùng trồng.
 
  Ngày 19/01/2023
 
Năm 2022 là năm vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Gần 2 nghìn hộ nghèo, trên 2 nghìn hộ cận nghèo trong toàn tỉnh đã nỗ lực thoát nghèo trong bối cảnh khó khăn ấy. Có được động lực thoát nghèo đó là nhờ các chính sách của Đảng, Nhà nước, các phương thức hỗ trợ phù hợp của tỉnh, của địa phương; từ khát vọng vươn lên của chính bản thân mình. Một mùa xuân mới lại về mang theo nhiều hy vọng cho những hộ nghèo và cận nghèo trong một tương lai không xa rồi cũng sẽ hết nghèo...
 
  Ngày 09/7/2022
 
Sau 18 năm triển khai thực hiện, tổng doanh số cho vay của Chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh đạt gần 2 nghìn tỷ đồng, đã hỗ trợ các gia đình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo được 131.000 công trình nước sạch và 127.000 công trình hợp vệ sinh.
  Ngày 09/5/2022
 
Những năm qua, nhiều xã trên địa bàn huyện Yên Khánh đã tích cực xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu bằng những cách làm hay, sáng tạo và hiệu quả góp phần thay đổi diện mạo nông thôn của huyện.
 
  Ngày 09/3/2022
 
Từ một tỉnh nghèo trong vùng đồng bằng sông Hồng, song với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, sau 30 năm tái lập, Ninh Bình đã có nhiều khởi sắc trong công tác giảm nghèo. Các hộ nghèo đã dần chuyển đổi nhận thức, mạnh dạn xây dựng mô hình phát triển kinh tế hiệu quả; tư tưởng trông chờ, ỷ lại từng bước được khắc phục.
 
  Ngày 09/3/2022
 
Năm 2016 Đề án "Nông dân nói không với thực phẩm bẩn" do Hội Nông dân tỉnh triển khai với hàng trăm mô hình, không chỉ thay đổi nhận thức của người nông dân về thực phẩm an toàn mà còn giúp hội viên tăng thu nhập, phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Đặc biệt, việc triển khai thành công Đề án còn thể hiện tầm nhìn và ý chí của các cấp Hội Nông dân từ nhiều thế hệ trở về trước.
 
  Ngày 18/9/2022
 
 Những năm gần đây, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau vượt khó" ở huyện Yên Khánh đã mang lại hiệu quả thiết thực và có sức lan tỏa. Bà con phát huy tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ vốn, cây trồng, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau vượt khó vươn lên làm giàu trên chính mảnh vườn, thửa ruộng của mình.
 
  Ngày 18/7/2022
 
Lợi ích của phương pháp gieo mạ khay, cấy máy từng bước được khẳng định, để mở rộng diện tích áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức trình diễn mô hình gieo mạ khay, cấy máy tại xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn.
  Ngày 18/4/2022
 
Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường mới, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Yên Mô đã triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân; thực hiện giảm lãi cho tất cả các khách hàng đang vay vốn; áp dụng lãi suất cho vay thấp… Qua đó, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.
 
  Ngày 08/3/2022
 
Ninh Bình - từ một tỉnh thuần nông, ruộng đất phân tán, manh mún; kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, hiệu quả sản xuất thấp; nhưng sau 30 năm tái lập, với định hướng đúng đắn, nhất là áp dụng KHKT, công nghệ cao vào sản xuất, nền nông nghiệp của tỉnh đã có những bước phát triển vượt bậc.
 
  Ngày 27/7/2022
 
Xác định vai trò quan trọng của cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua, HTX thương mại, dịch vụ Dược liệu Khánh Thủy, huyện Yên Khánh đã tích cực ứng dụng máy móc hiện đại vào các công đoạn trồng, chế biến, bảo quản nông sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các xã viên. 
 
  Ngày 27/4/2022
 
Xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh từ một vùng quê nghèo nhất nhì của huyện, giờ đây, mảnh đất ấy đang trỗi dậy và vươn lên phát triển từng ngày trên chặng đường đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
 
  Ngày 26/8/2022
 
Đầu năm 2022 tại Kỳ họp thứ 5 HĐND huyện Yên Mô khóa XIV đã thông qua Nghị quyết phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2022-2025. Qua đó đã tạo động lực để các địa phương và người dân mạnh dạn phát triển.
 
  Ngày 16/7/2022
 
Thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, thành phố Ninh Bình đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh tỉnh tích cực huy động, tạo lập vốn, truyền tải vốn chính sách nhanh nhất đến đối tượng được thụ hưởng. Qua đó giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.
 
  Ngày 05/7/2022
 
Trong những năm gần đây, cùng với việc phát triển nuôi trồng thủy sản, các địa phương trên địa bàn huyện Gia Viễn cũng khuyến khích nhân dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm để nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, do phần lớn các hộ chăn nuôi trong khu dân cư nên đã xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Việc di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư đã và đang trở thành bài toán khó đối với địa phương.
 
  Ngày 24/7/2022
 
 Chuyển đổi số được xác định là một trong những hướng đi quan trọng thúc đẩy các hợp tác xã phát triển theo hướng bền vững, thích ứng với nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, làm sao để các hợp tác xã có thể ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất, kinh doanh cũng như quản lý hiệu quả thì vấn đề cốt lõi nhất vẫn là thay đổi về tư duy, nhất là của người đứng đầu.
 
  Ngày 24/4/2022
 
Khởi nghiệp với nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch đang trở thành xu hướng, lựa chọn của nhiều thanh niên. Một thế hệ nông dân trẻ, với ý chí, hoài bão, kiến thức sâu rộng đang được hình thành. Qua đó, góp phần làm cho bức tranh nông nghiệp của các địa phương thêm phần khởi sắc.
 
  Ngày 03/8/2022
 
Với việc mở rộng các dịch vụ, cũng như phối hợp, gắn kết chặt chẽ với các tổ chức Hội, đoàn thể trên địa bàn; nguồn vốn của các tổ chức tín dụng và ngân hàng tại huyện Nho Quan đã đến được với nhiều hộ nông dân. Qua đó, giúp các hộ từng bước khắc phục khó khăn do ảnh hưởng bới dịch bệnh, tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, góp phần xây dựng nông thôn mới.
 
  Ngày 23/7/2022
 
Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nhất là trong thời gian bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh đã được kịp thời triển khai thực hiện đã đạt hiệu quả nhất định.
 
  Ngày 23/4/2022
 
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, các làng nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh vẫn tồn tại và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nếu chúng ta đưa làng nghề vào khai thác, phát triển du lịch thì giá trị của nó sẽ còn được nâng lên một tầm cao mới.
 
  Ngày 13/3/2022
 
Nhằm đẩy mạnh thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, những năm gần đây, huyện Yên Mô đang tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng địa phương, phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ và ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên một diện tích canh tác.
 
  Ngày 22/7/2022
 
 Đối với bà con xã Đồng Phong, huyện Nho Quan, cây ổi đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Với hương vị đậm, ngọt, giòn được trồng trên vùng đất sỏi, quả ổi nơi đây đã được nhiều người biết đến và tin dùng. Đây là sản phẩm được huyện chọn để xây dựng thành sản phẩm OCOP trong năm nay.
 
  Ngày 02/7/2022
 
Cây Trà hoa vàng ở rừng quốc gia Cúc Phương không chỉ là loài cây dược liệu quý hiếm mà còn cho giá trị kinh tế khá cao. Nhưng do khai thác quá mức nên khả năng tái sinh trong tự nhiên của giống trà này rất thấp, nguy cơ có thể bị tuyệt chủng nếu không được bảo vệ. 
 
  Ngày 01/8/2022
 
Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Yên Mô đã triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân; thực hiện giảm lãi cho tất cả các khách hàng đang vay vốn; áp dụng lãi suất cho vay thấp… Qua đó, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.
 
  Ngày 01/7/2022
 
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Gia Viễn nổi tiếng với nghề truyền thống làm mắm tép nên chị Nguyễn Thị Lệ Thanh, thôn Thượng, xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình luôn nung nấu ý tưởng phát triển những sản phẩm từ mắm tép đặc sản quê hương. Qua quá trình tìm tòi, sáng tạo và nghiên cứu, đến nay chị đã phát triển thành công sản phẩm "Thịt chưng mắm tép Thanh Nguyễn", đạt chất lượng sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh.

  Ngày 05/11/2022
 
Xuất hiện từ 6, 7 năm nay, nghề nuôi hàu giống đang mở ra cơ hội làm giàu cho người dân vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và đưa khu vực này trở thành vùng trọng điểm sản xuất hàu giống cho các tỉnh miền Bắc thì cần đẩy nhanh hơn nữa việc cấp giấy chứng nhận.
 
  Ngày 20/6/2022
 
Trong thời gian qua, việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến khoa học kỹ thuật, nhất là các mô hình sản xuất mới, nhân tố mới đã được các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai. Qua đó cung cấp nhiều thông tin hữu ích để người dân nắm bắt, lựa chọn, ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
 
  Ngày 10/6/2022
 
Với sự đoàn kết, thống nhất, trong những năm qua, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Mô đã chủ động khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, trở thành một trong những điển hình tiên tiến của huyện Yên Mô nói riêng và của tỉnh nói chung.
 
  Ngày 28/02/2022
 
Thuê lại những khu vực ruộng bị bỏ hoang, ông Nguyễn Văn Học ở Kim Động (Hưng Yên) đã làm cánh đồng lớn hiệu quả cao với hàng chục ha khoai tây, lúa hàng hóa.
  Ngày 20/02/2022
 
Bằng cách hỗ trợ con giống, vốn vay, kỹ thuật sản xuất, thậm chí là giúp nông dân thay đổi tư duy làm ăn… Trong năm vừa qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã giúp 392 hộ nông dân thoát nghèo, 21.829 hộ cận nghèo, hộ khó khăn vươn lên phát triển kinh tế.

  Ngày 20/02/2022
 
Bằng cách hỗ trợ con giống, vốn vay, kỹ thuật sản xuất, thậm chí là giúp nông dân thay đổi tư duy làm ăn… Trong năm vừa qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã mở ra hướng thoát nghèo mới cho hội viên, giúp 392 hộ nông dân thoát nghèo, 21.829 hộ cận nghèo, hộ khó khăn vươn lên phát triển kinh tế.
 
  Ngày 30/01/2022
 
 Những khu vườn kiểu mẫu, những con đường quê đầy hoa khoe sắc, điện sáng lung linh, hệ thống trường học, trạm y tế được xây dựng khang trang, đẹp mắt... là thành quả từ sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) những năm qua trên địa bàn tỉnh. Chính những điều đó đã tô điểm thêm nhiều "bức tranh nông thôn đẹp" của tỉnh Ninh Bình.
 
  Ngày 05/06/2021
 
 Với mong muốn thay đổi cuộc sống và tạo thêm sinh kế mới cho đồng bào dân tộc Thổ tại địa phương, chị Nguyễn Lê Ngọc Linh (sinh năm 1990, trú thôn Thanh Xuân, xã Hóa Quỳ, huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) đã thực hiện thành công mô hình "Vườn rừng bản Thổ" để vươn lên thoát nghèo. Mô hình này hiện cho thu nhập 600 triệu đồng/năm và góp phần chống biến đổi khí hậu, lũ quét sạt lở đất tại khu vực miền núi.
  Ngày 23/05/2021
 
 Hiện nay diện tích trồng hoa cây cảnh ở Hà Nội tăng mạnh từ 5.484 ha năm 2015 lên 7.960 ha năm 2020. Vùng trồng hoa cây cảnh của Hà Nội tập trung chủ yếu ở các quận, huyện như Bắc Từ Liêm, Mê Linh, Tây Hồ, Đan Phượng, Thường Tín... Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa lan hồ điệp, hoa lan VAR, cho thu nhập bình quân đạt từ 0,5 - 1,5 tỷ đồng/ha/năm, nhiều mô hình đạt từ 1,3 - 2,2 tỷ đồng/ha/năm.
  Ngày 21/03/2021
 
 Những năm qua, sản phẩm chổi đót với thương hiệu Nông Phú của chị Hoàng Thị Hưng ở thôn Đồng Minh, xã Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá không chỉ có thị trường ổn định trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước Anh, Úc, Ấn Độ và Trung Quốc, giúp quyết bài toán kinh tế và lao động cho nhiều người dân tại địa phương.
  Ngày 11/03/2021
 
 Sau tết nguyên đán, từ tháng Giêng đến đầu tháng 3 là mùa ra lộc, thời kỳ cao điểm của vụ thu hoạch nhung hươu. Những ngày này, dạo quanh các thôn, xóm ở xã Cúc Phương (Nho Quan) không khó để bắt gặp khung cảnh nhộn nhịp của du khách thập phương đến tham quan, trải nghiệm "hái lộc" nhung hươu.
  Ngày 15/12/2020
 Nhờ nuôi gà thả vườn, gia đình thầy giáo Lê Anh Tuấn ở xã Quang Sơn (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) đã có đời sống kinh tế khá giả. Ngôi biệt thự đẹp long lanh trông cứ như "biệt phủ" của gia đình anh Tuấn cũng xây được nhờ tiền lãi từ nuôi gà thả vườn...
  Ngày 08/12/2020
 
 Người dân trồng quế ở xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đang hết sức phấn khởi vì quế được giá cao nhất từ trước đến nay. Thời điểm cuối tháng 11, đầu tháng 12 đường vào xã Nậm Đét, thủ phủ trồng quế của huyện Bắc Hà luôn nhộn nhịp như ngày hội.

  Ngày 04/12/2020
 
 Trong những năm qua, Yên Khánh luôn được đánh giá là một trong các địa phương dẫn đầu về diện tích và giá trị trong sản xuất vụ đông. Vụ đông 2020-2021, cây vụ đông ở Yên khánh tiếp tục được duy trì, mở rộng về diện tích, phát triển đa dạng với nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao, đầu ra ổn định.

  Ngày 26/11/2020
 
 Từ năm 2013, ông Lê Quang Toàn (sinh năm 1957) nông dân xã Vạn Thọ huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa) đã thành công khi áp dụng công nghệ Biofloc (công nghệ làm sạch, ổn định môi trường bằng vi tảo, cung cấp nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho vật nuôi, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh) vào nuôi tôm thẻ chân trắng. Doanh thu từ các hồ nuôi tôm mỗi năm đạt hàng chục tỷ đồng, kể cả trong giai đoạn khó khăn do dịch COVID-19, tôm thương phẩm của gia đình ông vẫn duy trì đầu ra ổn định, thu nhập của hàng trăm người lao động tại hồ nuôi tôm hộ gia đình ông Toàn không bị ảnh hưởng.
  Ngày 25/11/2020
 
 Tốt nghiệp Đại học năm 2009 và đã có một công việc ổn định nhưng chị Nguyễn Thị Thúy ở xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định từ bỏ công việc hiện tại để theo đuổi nghiệp chăn nuôi. Với mức thu nhập 5-6 tỷ đồng/ năm, chị Thúy được nhiều người gọi là “nữ tỷ phú nuôi lợn” của tỉnh Vĩnh Phúc.
  Ngày 23/11/2020
 
 Dưa chuột là cây trồng quen thuộc của nhiều nông dân, tuy nhiên ở Khánh Trung (huyện Yên Khánh) bà con có cách làm rất sáng tạo thay vì cho leo giàn như thông thường, họ để dưa bò lan dưới mặt ruộng. Việc này mở ra một hướng sản xuất mới trên đất lúa, tận dụng được quỹ đất trống sau vụ mùa, giảm chi phí và đem lại nguồn thu đáng kể cho nông dân.
  Ngày 17/11/2020
 Cùng với phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng liên kết sản xuất hàng hóa, những năm gần đây, huyện Chiêm Hóa đẩy mạnh chăn nuôi lợn đen ở các xã vùng cao, góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân
  Ngày 30/10/2020
 Là người đầu tiên của tỉnh Hưng Yên đưa giống chanh vàng Úc về trồng trên đất Hưng Yên và chăm sóc theo hướng hữu cơ, anh Nguyễn Hữu Hà (sinh năm 1979) ở xã Tân Dân (Khoái Châu) đã gặt hái được thành công và làm giàu với loại cây trồng này. Anh Nguyễn Hữu Hà là 1 trong 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2019.

  Ngày 28/10/2020
 
 Chị Lê Kim Yến (28 tuổi, ngụ ấp Hòa An, xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, Đồng Tháp) khởi nghiệp với mô hình sản xuất đất sạch hữu cơ từ xơ dừa và lục bình, cho thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/tháng.

  Ngày 25/10/2020
 
 Trải qua nhiều ngành nghề khác nhau nhưng khi bén duyên với cây dưa lưới, anh Nguyễn Văn Đệ, ở xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú (An Giang) đã thành công trồng dưa theo công nghệ cao.
  Ngày 23/10/2020
 Trong những năm qua, nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, Tuấn Tú xuất hiện nhiều mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là Mô hình giảm nghèo bền vững “Dự án trồng măng tây xanh” do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh triển khai.
  Ngày 15/10/2020
 
 Thực hiện Nghị quyết số 04, ngày 24/10/2016 của Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2020, các ngành, địa phương trong tỉnh đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận và chung tay của các giai tầng xã hội, thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa, miền núi.
  Ngày 15/09/2020
 
 Quỳ Châu là huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An với 75% là đồng bào dân tộc Thái, đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, việc hỗ trợ sinh kế, triển khai các Chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững cho người dân địa phương luôn được chính quyền địa phương các cấp của huyện Quỳ Châu đặc biệt quan tâm.

  Ngày 15/09/2020
 
 Từ một huyện có xuất phát điểm thấp khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân và chọn mục tiêu phát triển phù hợp, sau 10 năm, huyện Ea H’leo (Đăk Lăk) đã có 6 xã đạt chuẩn NTM. Thực hiện Chương trình NTM không chỉ thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống của người dân được nâng lên đáng kể.
  Ngày 10/09/2020
  Trà Cú là huyện nghèo vùng sâu vùng xa của tỉnh Trà Vinh nhưng nhờ chú trọng phát triển mô hình sản xuất theo hướng liên kết thông qua HTX, tổ hợp tác đã giúp tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.

  Ngày 06/09/2020
  Cách đây 1 năm, huyện Thanh Sơn triển khai thực hiện mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ, phát triển cây gừng trâu nhằm đưa giống cây trồng mới đem lại hiệu quả kinh tế, giúp cải tạo vườn tạp. Đến nay, mô hình đang được nhân rộng, hứa hẹn mở ra hướng giảm nghèo cho địa phương...
  Ngày 25/08/2020
 
 Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về an toàn vệ sinh thực phẩm, ngành Nông nghiệp Ninh Bình đang tích cực mở rộng diện tích trồng trọt theo hướng hữu cơ, hướng đến phát triển nền nông nghiệp bền vững.
  Ngày 24/08/2020
 
 Một trong số đó là chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 135).

  Ngày 13/08/2020
 
 Địa hình của huyện Nho Quan phức tạp, được phân thành 3 vùng rõ rệt là vùng núi đá vôi, vùng bán sơn địa và vùng đồng chiêm trũng đã gây rất nhiều khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp. Những năm qua, biến khó khăn thành lợi thế, huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với đặc thù của địa phương, mang lại hiệu quả thiết thực.
  Ngày 31/07/2020
  Ngày 31/07/2020
 Nhờ chú trọng phát triển sản xuất đi đôi với chế biến thông qua mô hình liên kết giữa HTX với doanh nghiệp, đời sống nhân dân xã Pi Toong (Mường La, Sơn La) đã đổi thay từng ngày, tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm dần qua các năm.

Trang 1/2 - 1 2
VIDEO - AUDIO
VĂN BẢN-CHÍNH SÁCH
 
Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền Thông Ninh Bình
Chịu trách nhiệm: Đ/c Trần Thị Thảo, Phó Giám đốc Sở Thông Tin và Truyền Thông.
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Nghị, phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Điện thoại: 0229.3889237, Fax:0229.3889239, Email: Soninhbinh@mic.gov.vn.