MENU
THỜI TIẾT NINH BÌNH
Nhiệt độ trung bình: 19°C
Cao nhất: 24°C
Thấp nhất: °C
Độ ẩm: %
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 1075270
Số người trực tuyến:4
CÁCH LÀM SÁNG TẠO
Với việc mở rộng các dịch vụ, cũng như phối hợp, gắn kết chặt chẽ với các tổ chức Hội, đoàn thể trên địa bàn; nguồn vốn của các tổ chức tín dụng và ngân hàng tại huyện Nho Quan đã đến được với nhiều hộ nông dân. Qua đó, giúp các hộ từng bước khắc phục khó khăn do ảnh hưởng bới dịch bệnh, tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, góp phần xây dựng nông thôn mới.
 
 

 Hội Nông dân và các ngân hàng tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn ưu đãi đầu tư vào mô hình nuôi vịt, thả cá, nuôi dê và trồng sen mang lại hiệu quả cao.

Được sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương, toàn bộ khu vực ruộng trũng này được gia đình ông Bùi Văn Sao (Thôn 1 Vân Trình, xã Thượng Hòa, huyện Nho Quan) thuê lại của các hộ dân trong thôn với thời hạn từ 5-10 năm để chăn nuôi vịt, thả cá, nuôi dê và trồng sen... Qua hơn 2 năm, đến nay, mô hình kinh tế đã mở rộng lên 150 mẫu, tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động tại địa phương. Thời gian qua, do dịch bệnh Covid-19, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, đầu ra có lúc không ổn định đã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, cũng như thu nhập của gia đình. Tháo gỡ nút thắt về vốn cho gia đình, chính quyền, Hội Nông dân và các ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi giúp ông tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để kịp thời đầu tư vào mô hình.
Thông qua tín chấp của các tổ chức Hội như: Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh trên địa bàn, các tổ chức tín dụng và ngân hàng đã triển khai giải ngân tại cơ sở để nguồn vốn đến tận tay bà con. Ông Dương Quốc Hạnh, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, huyện Nho Quan cho biết: Đến nay tổng dư nợ là trên 1.430 tỷ đồng với hơn 7.000 hộ nông dân của huyện vay.
Từ nguồn vốn được vay, nông dân trên địa bàn huyện Nho Quan đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất với các mô hình mang lại giá trị cao 
Từ đây, nông dân tích tụ ruộng đất, khắc phục sản xuất nhỏ lẻ, manh mún để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, mang lại giá trị cao như: Trồng cây công nghiệp, dược liệu, ăn quả, lấy gỗ trên vùng đất đồi; chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại với các vật nuôi chủ lực như trâu, bò, lợn, dê, gà và các con nuôi đặc sản như ong, lợn rừng, hươu; 
Ông Đồng Văn Đông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đồng Phong, huyện Nho Quan cho biết: Hội đã đứng ra tín chấp vay 27 tỷ từ các ngân hàng để giúp hội viên phát triển sản xuất với các mô hình mang lại hiệu quả rõ rệt. Đến nay, Hội không còn hộ hội viên nghèo.
Từ việc bám sát chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tập trung ưu tiên nguồn vốn vay cho hộ dân có nhu cầu và mục đích sử dụng rõ ràng, phù hợp; các Hội đoàn thể, tổ chức tín dụng và ngân hàng đã và đang đồng hành cùng nông dân trong công cuộc phát triển kinh tế, giảm nghèo và tiến tới làm giàu ngay trên quê hương.
Bảo Trâm


 CÁC TIN KHÁC
VIDEO - AUDIO
VĂN BẢN-CHÍNH SÁCH
 
Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền Thông Ninh Bình
Chịu trách nhiệm: Đ/c Trần Thị Thảo, Phó Giám đốc Sở Thông Tin và Truyền Thông.
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Nghị, phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Điện thoại: 0229.3889237, Fax:0229.3889239, Email: Soninhbinh@mic.gov.vn.