MENU
THỜI TIẾT NINH BÌNH
Nhiệt độ trung bình: 19°C
Cao nhất: 24°C
Thấp nhất: °C
Độ ẩm: %
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 1072446
Số người trực tuyến:1
KHUYẾN LÂM

  Từ những thửa đất cằn khô, canh tác gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn nước tưới, nông dân xã Ngọc Liên (Ngọc Lặc -Thanh Hóa) đã mạnh dạn đưa cây sắn dây vào trồng. Chính loại cây này đã giúp bà con đẩy lùi đói nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên quê hương.

 

Bà con tranh thủ đưa sắn dây xuống trồng cho kịp mùa vụ.

Ngọc Liên là xã khó khăn của huyện Ngọc Lặc, cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào cây lúa nước, mía, cao su… nhưng những năm gần đây, hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng này chưa được như mong muốn. Vì thế xã đã chủ động chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa, màu kém hiệu quả sang trồng cây sắn dây. Ban đầu, diện tích trồng sắn dây của xã còn manh mún, nhỏ lẻ ở từng hộ gia đình, sau khi được chính quyền khuyến khích, đến nay, toàn xã đã có trên 120ha trồng sắn dây.

Được biết, cây sắn dây chịu đựng được nhiều chất đất và sống tốt ở môi trường khô hạn, giá sắn củ dao động từ 5.000-7.000 đồng/kg, sắn bột 70.000-80.000 đồng/kg. Nhờ dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, chi phí đầu tư thấp trong khi thị trường lại rộng mở, giá bán ổn định nên nhiều gia đình ở Ngọc Liên “mạnh tay” mở rộng diện tích sắn dây, trang bị thêm nhiều công cụ, máy móc hiện đại phục vụ cho công đoạn nghiền sắn lấy bột khô.

Hiện, toàn xã có 13 thôn, nhưng có đến 7 thôn trồng sắn dây, nhiều nhất phải kể đến thôn Ngọc Tân, gần như 100% số hộ đều tập trung trồng sắn dây, có nhà trồng đến 5 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2). Nếu trước đây, tỷ lệ hộ nghèo của thôn Ngọc Tân chiếm trên 20%, thì nay nhờ trồng sắn dây, cả thôn chỉ còn 5 hộ nghèo.

Chị Bùi Thị Trang, thôn Ngọc Tân, chia sẻ: “Cây sắn dây rất dễ trồng mà chi phí đầu tư thấp, thị trường tiêu thụ cũng rộng nên nhiều năm nay giá sắn chế biến thành bột khô cũng như sắn củ tươi luôn được giá. Hiện, gia đình tôi đang trồng khoảng 5 sào sắn dây, trừ chi phí thì mỗi năm thu về khoảng 20-30 triệu đồng”.

Có thể thấy, với giá trị kinh tế đem lại, cây sắn dây đã và đang là nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã Ngọc Liên. Nhờ tích cực áp dụng tiến bộ¬ kỹ thuật vào sản xuất, chăm sóc đúng vụ, đúng thời điểm nên năng suất, chất lượng sắn dây luôn đảm bảo. Mô hình trồng sắn dây ở Ngọc Liên đã góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từng bước xóa đói giảm nghèo. Hiện, tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 3,5%. Nhiều hộ đã thực sự thoát nghèo nhờ cây sắn dây.

Ông Phạm Phú Xuân, Phó chủ tịch UBND xã Ngọc Liên, cho biết: “Từ lâu, cây sắn dây được xem là cây mũi nhọn trong công tác phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của địa phương, sản phẩm làm ra chủ yếu bán lẻ, mỗi vụ có tiểu thương đến mua nhưng số lượng không lớn. Mấy năm trở lại đây, bà con trồng sắn dây trong xã đã có thu nhập khá, chúng tôi rất mong huyện có chính sách hỗ trợ sản xuất để từng bước xây dựng cánh đồng chuyên canh cây sắn dây và tìm đầu tiêu thụ ổn định cho người dân”.

Minh Thượng (KTNT)

 

 



 CÁC TIN KHÁC
VIDEO - AUDIO
VĂN BẢN-CHÍNH SÁCH
 
Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền Thông Ninh Bình
Chịu trách nhiệm: Đ/c Trần Thị Thảo, Phó Giám đốc Sở Thông Tin và Truyền Thông.
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Nghị, phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Điện thoại: 0229.3889237, Fax:0229.3889239, Email: Soninhbinh@mic.gov.vn.