MENU
THỜI TIẾT NINH BÌNH
Nhiệt độ trung bình: 19°C
Cao nhất: 24°C
Thấp nhất: °C
Độ ẩm: %
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 1075427
Số người trực tuyến:2
TIN TỨC - SỰ KIỆN
 Cả cuộc đời Bác Hồ luôn chăm lo cho hạnh phúc nhân dân, cả cuộc đời Bác hy sinh cho dân tộc Việt Nam…

Lòng bao dung, tinh thần nhân văn của Bác đã in đậm bởi sự biết ơn trong lòng nhân dân, sự ngưỡng mộ trong trái tim nhân loại. Khi đất nước còn chiến tranh, ngoài nhiệm vụ chính trị đấu tranh cách mạng cao cả, Bác luôn mong muốn chăm lo cho bữa ăn, giấc ngủ của nhân dân, để nhân dân Việt Nam được sống trong ấm no, hạnh phúc. Tư tưởng ấy đã thông suốt trong lời nói gắn liền với hành động, đó chính là việc xoá đói, giảm nghèo, lấy mục đích nâng cao đời sống cho nhân dân làm trung tâm chi phối mọi hoạt động kinh tế của Đảng, Nhà nước.

 
Vượt qua nạn đói năm “Ất Dậu”
 
Nạn đói năm Ất Dậu 1944-1945 đã khiến cho khoảng 2 triệu đồng bào Việt Nam chết đói. Lịch sử đau thương về một thời đã khép lại, sang những trang mới, ngày nay là sự đổi mới, phát triển. Chúng ta không quên quá khứ, trân trọng với những gì của lịch sử. Thế hệ hôm nay, chúng ta luôn nhớ ơn những người đi trước đã cống hiến hết mình vì dân, vì nước, mà tiêu biểu đại diện cho dân tộc Việt Nam đó là Bác Hồ kính yêu.
 
Năm 1945, Cách mạng tháng 8 thành công, Chính phủ lâm thời Việt Nam ra đời, trước nạn đói vô cùng khó khăn, Bác đã chỉ đạo thực hiện nhiều vấn đề cấp bách, trong đó có việc cứu đói là nhiệm vụ hàng đầu. Chính phủ thực hiện áp dụng ngay một số biện pháp: Cho phép vận chuyển thóc gạo, trừng trị việc đầu cơ, tích trữ thóc gạo; cấm dùng gạo vào các việc chưa cần thiết như nấu rượu, làm bánh, cấm xuất khẩu gạo, ngô, đậu; cử một uỷ ban lo việc vận chuyển gạo từ miền Nam ra miền Bắc. Ngày 28/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh thiết lập uỷ ban tối cao tiếp tế và cứu tế. Phong trào cứu đói đã diễn ra rộng khắp với nhiều hoạt động, phong trào: “Hũ gạo cứu đói”, “Ngày đồng tâm nhịn ăn”, “Đoàn quân tiễu trừ giặc đói”. Bác đề nghị với Chính phủ phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất, đề nghị mở một cuộc lạc quyên. Tuần gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo. Theo Bác để vượt qua đói nghèo, “Nhà nước, nhân dân và các hộ nghèo cùng làm”, “Trung ương và địa phương cùng lo”, “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
 
Trong 6 tháng từ tháng 11/1945-5/1946, sản lượng lương thực đạt tương đương 506.000 tấn lúa, bù đắp số lương thực thiếu hụt của vụ mùa năm 1945. Đến hết năm 1946, nạn đói cơ bản được giải quyết.
 
Tư tưởng sâu sắc của Bác về xoá đói, giảm nghèo
 
“Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hiện trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa 1 bơ) để cứu dân nghèo. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thực hiện đầu tiên và triệt để. Bác cho rằng đói nghèo cũng là một thứ giặc nguy hiểm như giặc dốt, giặc ngoại xâm, vì vậy Người đã sớm phát động cuộc vận động thi đua ái quốc kêu gọi toàn dân đùm bọc giúp đỡ chia sẻ khó khăn. Bác kêu gọi toàn dân đoàn kết phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” và theo tinh thần “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”.
 
Để công tác xoá đói giảm nghèo đạt hiệu quả, theo Bác phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất phải đi liền với thực hành tiết kiệm, làm nhiều tiêu ít, có vậy mới đảm bảo chắc chắn lâu dài công cuộc xoá đói giảm nghèo. Tính nhân văn được thể hiện sâu sắc trong tư tưởng xoá đói giảm nghèo của Bác còn là việc không chỉ tập trung xoá đói giảm nghèo về vật chất mà cần phải chú ý cả xoá đói giảm nghèo về tinh thần, bỏ quên văn hoá tinh thần, lúc ấy sẽ xuất hiện nguy cơ, lực cản nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy mục đích nâng cao đời sống cho nhân dan làm trung tâm chi phối mọi hoạt động kinh tế của Đảng và Chính phủ.
 
Tính thực tế trong quan điểm lý luận của Bác còn thể ở chỗ, Bác coi kinh tế là cơ sở nền tảng phục vụ cho phát triển con người. Nó chi phối các lĩnh vực khác, nên Bác căn dặn phải xây dựng kinh tế trước, bởi muốn nâng cao đời sống nhân dân, muốn cho phát triển con người cần phải có điều kiện, tiền đề vật chất. Người kêu gọi: Muốn có chủ nghĩa xã hội thì không có cách nào khác là phải dốc lực lượng của mọi người ra để sản xuất… Tất cả chúng ta bất kỳ cấp nào, ngành nào, đều phải góp sức làm cho sản xuất phát triển.
 
Tính nhân văn, tình thương đồng bào của Bác đối với vấn đề phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, Người rất thông cảm và hiểu rõ đồng bào dân tộc ở miền núi, nơi có điều kiện kinh tế kém phát triển, thì các dân tộc anh em khác có điều kiện hơn phải giúp đỡ họ thoát nạn bần cùng, hướng dẫn họ cách thức làm ăn, giúp họ tổ chức sản xuất xoá bỏ mê tín dị đoan… để đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng lại cuộc sống mới. Việc chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc coi như việc đánh thắng giặc nghèo khổ lạc hậu. Người chỉ dẫn phải tăng gia sản xuất đi liền với tiết kiệm, làm nhiều tiêu ít, làm chóng tiêu chậm, tức là đủ. Bác cho rằng để xoá đói, giảm nghèo bền vững, về lâu dài phải hướng dẫn cho dân cách thức làm ăn, trợ giúp về vốn, kỹ thuật… để họ tự vươn lên thoát nghèo, cho họ cần câu và hướng dẫn cách câu mới là biện pháp lâu dài bởi chỉ có phát triển sản xuất mới có thể xoá đói giảm nghèo một cách hiệu quả.
 
Người quan niệm xã hội mà chúng ta xây dựng là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nó xa lạ với đói nghèo bần cùng, lạc hậu, là xã hội giàu về kinh tế, lành mạnh về văn hoá, xã hội, quan niệm này hàm chứa ý nghĩa to lớn trong việc giải phóng sức sản xuất, hướng đến phát triển toàn diện con người.
 
Ngày nay, tư tưởng xoá đói giảm nghèo của Người vẫn thể hiện rõ tính thời sự: Phát triển bền vững phải bao hàm cả vật chất và tinh thần. Đó là giá trị to lớn trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xoá đói giảm nghèo mà chúng ta cần vận dụng sáng tạo trong điều kiện tình hình mới, phấn đấu đạt mục tiêu chung: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
 
Phát huy tư tưởng, lời dạy cảu Bác vì một Việt Nam giàu mạnh
 
Thực hiện lời dạy của Người, hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xoá đói giảm nghèo trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân,  của sự nghiệp cách mạng CNXH cao cả mang tính nhân văn sâu sắc, một trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Đảng, Nhà nước.
 
Hằng năm ngân sách Nhà nước đã dành hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư, hỗ trợ trực tiếp cũng như lồng ghép, thông qua các chương trình, dự án, chính sách cho giảm nghèo, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo hoàn thiện lại hệ thống chính sách giảm nghèo theo hướng gọn đầu mối văn bản, hạn chế các chính sách hộ trợ cho không, tăng cường các chính sách hỗ trợ có điều kiện, có hoàn trả, mở rộng chính sách hỗ trợ đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, giai đoạn 2021-2025…
 
Bên cạnh đó các chương trình xoá đói, giảm nghèo đã được thực hiện tích cực thông qua việc lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội như: chính sách phát triển và ổn định kinh tế, lao động, việc làm; chính sách phát triển y tế, giáo dục, chăm lo sức khoẻ cộng đồng, kế hoạch hoá gia đình; chính sách phát triển kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường… Các chính sách, chương trình xoá đói, giảm nghèo còn được thể hiện trong các chương trình phát triển kinh tế- xã hội ở tất cả các tỉnh, huyện, xã, vùng miền… Có thể nói chính sách xoá đói, giảm nghèo được triển khai đồng bộ ở tất cả các cấp, ngành, địa phương với nguồn kinh phí huy động từ Chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng và các tổ chức quốc tế.
 
Cùng với nhà nước, các địa phương đã chủ động sáng tạo trong chỉ đạo, tuyên truyền vận động người dân tham gia cùng chính quyền để hỗ trợ nhau thoát nghèo; chủ động bố trí ngân sách, kinh phí thực hiện. Nhiều địa phương đã chủ động điều chỉnh chính sách theo hương tốt hơn cho người dân.
 
Để công tác xoá đói, giảm nghèo đạt hiệu quả cao hơn nữa, bên cạnh việc tuyên truyền chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng, Nhà nước cần có nhiều hình thức phát hiện, tuyên truyền, phổ biến và tôn vinh các mô hình, điển hình giảm nghèo có hiệu quả để nhân rộng; phê phán các hiện tượng tiêu cực, không tích cực thoát nghèo; tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm giảm nghèo, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến mọi cấp, mọi ngành, các tầng lớp nhân dân và người nghèo khơi dậy ý chí chủ động, thực hiện lời dạy của Bác “đem sức ta mà giải phóng cho ta”.
 
Minh Ngọc (t/h)
 
 


 CÁC TIN KHÁC
VIDEO - AUDIO
VĂN BẢN-CHÍNH SÁCH
 
Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền Thông Ninh Bình
Chịu trách nhiệm: Đ/c Trần Thị Thảo, Phó Giám đốc Sở Thông Tin và Truyền Thông.
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Nghị, phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Điện thoại: 0229.3889237, Fax:0229.3889239, Email: Soninhbinh@mic.gov.vn.