MENU
THỜI TIẾT NINH BÌNH
Nhiệt độ trung bình: 19°C
Cao nhất: 24°C
Thấp nhất: °C
Độ ẩm: %
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 1075855
Số người trực tuyến:1
TIN TỨC - SỰ KIỆN
 Sáng 22/9, tại huyện Nho Quan, Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao và Xúc tiến thương mại phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) tổ chức hội thảo "Phát triển nuôi đặc sản tôm càng xanh toàn đực".
 

 

 Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Tiến Đạt

Những năm gần đây, khi việc phát triển nuôi trồng thủy sản với các đối tượng nuôi truyền thống đạt sản lượng lớn thì việc tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn. Trước thực trạng trên, Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao và Xúc tiến thương mại phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư tỉnh đề xuất chương trình: "Nuôi thủy sản đặc sản nước ngọt, nâng cao hiệu quả, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản nước ngọt giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030".

Tôm càng xanh là con nuôi thủy sản được đưa vào nuôi thả từ nhiều năm trước, nhưng do chưa có kỹ thuật nên hiệu quả chưa cao, việc nuôi thả ở mức nhỏ lẻ. So với các con nuôi thủy sản khác thì tôm càng xanh được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Năm 2023, Chương trình đã triển khai thực hiện thí điểm ở một số xã của huyện Nho Quan, Gia Viễn, Yên Khánh, Kim Sơn và thành phố Tam Điệp với gần 61 ha nuôi tôm càng xanh toàn đực, với đa dạng các hình thức nuôi từ thâm canh, bán thâm canh, xen canh, luân canh trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, tại huyện Gia Viễn 0,8 ha, Yên Khánh 6 ha, Kim Sơn 2,2 ha, Nho Quan 2 ha và thành phố Tam Điệp trên 50 ha.

Việc thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực theo phương thức thâm canh theo chương trình Khuyến nông nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân có diện tích đất thấp, trũng để khai thác hết tiềm năng thế mạnh.

Đến thời điểm hiện tại, tùy từng mô hình với thời gian xuống giống (từ tháng 4- tháng 6), hình thức nuôi khác nhau mà tốc độ sinh trưởng và phát triển của tôm cũng có sự khác nhau rõ rệt.

Các đại biểu tham quan thực tế mô hình nuôi tôm của hộ gia đình tại Gia Viễn.
Ảnh: Tiến Đạt
 
Qua kiểm tra thực tế cho thấy tôm càng xanh nuôi xen canh hoặc luân canh, xen canh lúa với mật độ thưa tôm lớn nhanh, tận dụng được thức ăn sẵn có trong ruộng nên giảm được chi phí về thức ăn.

Tôm càng xanh có tính thích nghi cao, có thể nuôi được bằng nhiều nguồn thức ăn, ít dịch bệnh, chi phí đầu tư thấp, thuận lợi cho những nông hộ ít vốn. Tôm càng xanh toàn đực là đối tượng nuôi nước ngọt nên hoàn toàn có thể phát triển ở tất cả các địa phương trong tỉnh.

Các đại biểu dự hội nghị đã thảo luận làm rõ những vấn đề liên quan đến kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực tại Ninh Bình. Trong đó tập trung xác định phương thức nuôi phù hợp, các giải pháp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả nuôi tôm càng xanh toàn đực, thời vụ nuôi phù hợp…

Các đại biểu cũng nêu giải pháp về việc cung cấp giống, thị trường tiêu thụ sản phẩm cho tôm càng xanh khi mở rộng diện tích nuôi trong thời gian tới…
Tiến Đạt


 CÁC TIN KHÁC
VIDEO - AUDIO
VĂN BẢN-CHÍNH SÁCH
 
Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền Thông Ninh Bình
Chịu trách nhiệm: Đ/c Trần Thị Thảo, Phó Giám đốc Sở Thông Tin và Truyền Thông.
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Nghị, phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Điện thoại: 0229.3889237, Fax:0229.3889239, Email: Soninhbinh@mic.gov.vn.