MENU
THỜI TIẾT NINH BÌNH
Nhiệt độ trung bình: 19°C
Cao nhất: 24°C
Thấp nhất: °C
Độ ẩm: %
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 1075798
Số người trực tuyến:5
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong khâu gieo cấy, chiều ngày 2/2, tại xã Yên Thành (huyện Yên Mô), Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội nghị liên kết sản xuất lúa theo hướng hữu cơ và trình diễn mạ khay, cấy máy.
 
 

Các đại biểu xem trình diễn máy cấy tại HTX Nam Thành, xã Yên Thành, huyện Yên Mô

Tham dự có lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT, lãnh đạo huyện Yên Mô và đông đảo cán bộ HTX, nông dân trong vùng.
Hiện nay ở Ninh Bình, cây lúa vẫn là cây trồng chủ đạo, với diện tích gieo trồng hàng năm gần 80 nghìn ha. Tuy nhiên việc đưa cơ giới hóa vào khâu gieo cấy vẫn còn rất hạn chế, tỷ lệ gieo sạ nhiều, dẫn tới việc lạm dụng thuốc BVTV, đặc biệt là thuốc trừ cỏ. 
Ngoài ra, việc liên kết, sản xuất, tiêu thụ giữa doanh nghiệp với HTX và người nông dân chưa nhiều. Đây chính là những nguyên nhân làm cho thu nhập của người trồng lúa rất thấp. Vì vậy, việc hình thành các chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo đồng bộ là hết sức cần thiết. 
 
Trình diễn máy cấy tại HTX Nam Thành, xã Yên Thành, huyện Yên Mô
Gần đây, mô hình gieo mạ khay, cấy bằng máy đã và đang nhân ra ở các huyện trong tỉnh, nhất là các huyện trọng điểm phát triển sản xuất lúa như Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn, tuy nhiên còn đang ở mức độ hạn chế và diện tích chưa nhiều.
Vì thế vụ Xuân năm 2023, Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp Hồng Quang tiếp tục phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa giống, lúa thương phẩm, thực hiện tại HTX Nam Thành, xã Yên Thành, huyện Yên Mô với quy mô là 60 ha.
Theo đó, tất cả các khâu sản xuất đều được cơ giới hóa, cấy bằng máy, không sử dụng thuốc trừ cỏ, phân bón là phân hữu cơ. Giống lúa sử dụng ở mô hình đều là các giống chất lượng, có tiềm năng  năng suất cao và thị trường ưa chuộng như Nếp Hương, Hương Bình. 
Mô hình được triển khai được kỳ vọng sẽ là mô hình điểm để nhân rộng theo hướng tích hợp đa giá trị trong chuỗi sản xuất lúa gạo bền vững trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu tại hội nghị, bà con nông dân, các HTX, đại diện đơn vị làm dịch vụ mạ khay, cấy máy đều khẳng định đây là phương thức sản xuất mang lại nhiều lợi ích khi giúp nông dân giải phóng sức lao động, giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất. 
Tuy nhiên, để đạt được thành công và nâng tỷ lệ diện tích áp dụng, nhiều ý kiến đề nghị cần linh hoạt về cơ chế, phương thức hỗ trợ để doanh nghiệp và người nông dân có động lực tham gia. 
Doanh nghiệp liên kết sản xuất cần xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể cho từng vụ và tập huấn kỹ thuật cho người sản xuất.
Về phía HTX nông nghiệp nên có phương thức chỉ đạo sản xuất tốt, lên kế hoạch, tổ chức lịch thời vụ gieo cấy, đảm bảo gọn vùng, thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch. 
Với người nông dân, thực hiện tốt các yêu cầu kỹ thuật của các cơ quan chuyên môn và cơ quan cung cấp giống hướng dẫn. 
Địa phương tạo điều kiện về diện tích đất để sản xuất mạ khay tập trung. Các tổ dịch vụ mạ khay cấy máy phải tổ chức tốt việc liên kết sản xuất giữa các vùng để tăng hiệu suất sử dụng của máy… 
Minh Đức


 CÁC TIN KHÁC
VIDEO - AUDIO
VĂN BẢN-CHÍNH SÁCH
 
Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền Thông Ninh Bình
Chịu trách nhiệm: Đ/c Trần Thị Thảo, Phó Giám đốc Sở Thông Tin và Truyền Thông.
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Nghị, phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Điện thoại: 0229.3889237, Fax:0229.3889239, Email: Soninhbinh@mic.gov.vn.