
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được triển khai trên địa bàn huyện Nho Quan đã góp phần tạo bước chuyển biến tích cực về kinh tế-xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo nâng cao đời sống mọi mặt cho đồng bào dân tộc thiểu số; đảm bảo chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Thời gian qua, công tác giảm nghèo luôn được tỉnh quan tâm thực hiện và đạt những kết quả tích cực. Các chính sách giảm nghèo (chính sách hỗ trợ giáo dục, y tế, nhà ở, tín dụng, hỗ trợ phát triển sản xuất…) được triển khai đồng bộ, qua đó giúp người nghèo ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập vươn lên thoát nghèo.
Thời gian qua, công tác xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Ninh Bình đã đạt được nhiều kết quả tích cực, diện mạo nông thôn cải thiện rõ rệt.
Thời gian qua, huyện Yên Mô đã tích cực tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giảm nghèo về thông tin trên địa bàn huyện gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”…
Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh Ninh Bình, thời gian qua, UBND thành phố Tam Điệp đã tích cực chỉ đạo triển khai hiệu quả Tiểu dự án Giảm nghèo về thông tin thuộc Dự án Truyền thông và Giảm nghèo về thông tin và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Ngày 28/11, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh phối hợp với Hội Người cao tuổi tỉnh tổ chức Hội nghị tuyên truyền phổ biến, đối thoại về chính sách BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình, việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua tài khoản cá nhân cho 150 người cao tuổi trên địa bàn huyện Nho Quan.
Ngày 22/11, Bảo hiểm xã hội tỉnh vừa phối hợp với các đơn vị ủng hộ, nhà tài trợ tổ chức Chương trình tặng sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) tại 2 huyện Gia Viễn và Nho Quan.
Thực hiện Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 09/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
Thời gian qua, công tác chăm lo đời sống cho hội viên được các cấp Hội Phụ nữ huyện Yên Mô quan tâm thực hiện thông qua nhiều cách làm, mô hình hoạt động hiệu quả. Qua đó, đã thu hút, tập hợp được đông đảo hội viên tham gia tổ chức hội đồng thời giúp hội viên phụ nữ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
Chuyển đổi số đã tạo ra bước đột phá trong sản xuất kinh doanh nói chung và dịch vụ khách hàng nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp và mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng sử dụng điện.
Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải nhà kính của cộng đồng quốc tế" được tỉnh Ninh Bình triển khai từ năm 2022 ở 9 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, huy động sự vào cuộc tích cực của cán bộ, hội viên nông dân tham gia vào Dự án. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Nhận thấy cây hoa hòe dễ trồng, dễ chăm sóc, thời gian khai thác dài, năm 2022, anh Trần Ngọc Hiểu, ở xã Đồng Phong, huyện Nho Quan đã cải tạo những diện tích trồng màu kém hiệu quả để trồng cây hòe. Đến nay, đã cho thu hoạch 2 vụ và cho hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2019, anh Phạm Tiến Duật cùng đồng nghiệp bắt đầu triển khai thực hiện dự án: Xây dựng mô hình bảo tồn và nhân giống trà hoa vàng Cúc Phương bằng phương pháp giâm hom sau thời gian trăn trở trước nguy cơ cây trà hoa vàng, loại dược liệu quý của Việt Nam bị tận diệt.
Trong 9 tháng đầu năm 2024 toàn tỉnh Ninh Bình đã tiết kiệm được 54.483.955 kWh trên tổng sản lượng điện thương phẩm là 2.092.075.618 kWh, đạt tỉ lệ 2,60%.
Trở về với cuộc sống đời thường, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua", những người lính năm xưa luôn phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua ở địa phương, cống hiến sức lực, trí tuệ, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Trong thời gian qua, MTTQ các cấp trên địa bàn huyện Gia Viễn đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, qua đó tạo sức lan tỏa rộng khắp, từng bước nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng khu dân cư nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, xã nông thôn mới nâng cao.
Ngày 21/6/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 551/QĐ-TTg công nhận huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023; trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Ninh Bình và là 1 trong 6 huyện đầu tiên của cả nước được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao.
Nhờ đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hiện nay trên địa bàn xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đã có nhiều mô hình sản xuất hàng hóa đem lại giá trị cao, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Theo đó mô hình trồng na đang được các hộ quan tâm mở rộng.
Cùng với việc bảo đảm hệ thống lưới điện vận hành ổn định, thông suốt và an toàn, Điện lực Gia Viễn đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền tiết kiệm điện tới các cơ quan, đơn vị và người dân. Nhờ vậy, người dân đã nâng cao ý thức, chủ động lựa chọn mua, sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, sử dụng thiết bị thông minh để tự động tắt khi không sử dụng hoặc khi không có người trong phòng...
Ngày 15/8/2024, Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 106/KH-BCĐ về việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2024 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Nghề gốm Gia Thủy nằm tại ven sông Bôi, thuộc địa bàn xã Gia Thủy, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, là làng nghề gốm truyền thống có tuổi đời hơn 60 năm. Nơi đây không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống làng nghề mà còn góp phần phát triển kinh tế, tạo thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động tại địa phương.
Phát huy tiềm năng của địa phương, thời gian qua huyện Nho Quan đã tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung theo hướng đa cây, đa con. Qua đó, tạo nên bức tranh nông nghiệp với nhiều gam màu tươi sáng, trở thành vùng kinh tế năng động của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
Để chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết bất thường, hạn chế tối đa tác động, đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân, Điện lực Hoa Lư đã chủ động triển khai nhiều giải pháp sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nho Quan lần thứ 27 đề ra đến cuối năm 2025 phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống dưới 2%. Để hoàn thành mục tiêu này, các cấp ủy đảng, chính quyền trong huyện đã và đang triển khai nhiều giải pháp, trong đó quan tâm hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, tạo việc làm cho người lao động, xây mới, sửa chữa nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo. Qua đó, giúp các gia đình ổn định và vươn lên trong cuộc sống.
Ngày 16/7/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 141/KH-UBND triển khai phong trào thi đua Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Nho Quan là huyện miền núi, địa bàn rộng, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17%. Chính vì thế, địa phương xác định giảm nghèo bền vững, nhất là giảm nghèo về thông tin là nhiệm vụ trọng tâm, gắn liền với kế hoạch phát triển KT-XH của huyện.
Ngay khi UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, hàng năm huyện Hoa Lư đã chủ động triển khai, xây dựng các Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.
Sau gần 1 năm mạnh dạn đầu tư nuôi cầy hương, anh Nguyễn Văn Tám, ở thôn Ngải, xã Văn Phong, huyện Nho Quan bước đầu có thu nhập ổn định. Đây là mô hình con nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao ở huyện miền núi Nho Quan.
Thời gian qua, Tiểu dự án 1 “Giảm nghèo về thông tin” trong Dự án 6 “Truyền thông và giảm nghèo về thông tin” của Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động tổ chức triển khai, đặc biệt là sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân vùng hưởng lợi từ chương trình.
Để thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (Chương trình) giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch cho cả giai đoạn và hàng năm nhằm thực hiện đổi mới công tác giảm nghèo, khơi dậy khát vọng xây dựng cuộc sống ấm no của người dân và phát huy sức mạnh toàn diện của cả hệ thống chính trị trong công cuộc giảm nghèo.
Để hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trên địa bàn huyện Yên Khánh đã tích cực tuyên truyền, vận động, huy động mọi nguồn lực để xây, sửa nhà ở cho các hộ. Qua đó góp phần thực hiện có hiệu quả tiêu chí nhà ở dân cư trong quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Thời gian qua, xác định giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng và ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tỉnh đã tập trung ban hành các văn bản triển khai thực hiện Chương trình kịp thời, sáng tạo, đúng, trúng, sát thực tiễn.
Ngày 08/01/2019, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/BCSĐ (Nghị quyết số 03) về đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác người có công và giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Sau 05 năm triển khai Nghị quyết, công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh đã đạt được những mục tiêu đề ra.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp nuôi cá nước ngọt của anh Trần Văn Chí, sinh năm 1980, ở xóm 14, xã Quang Thiện (Kim Sơn) được nhiều người biết đến và quan tâm học hỏi. Mỗi năm, mô hình này mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Sáng ngày 15/5, tại Nhà văn hóa xã Lưu Phương, Ban chỉ đạo thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) huyện tổ chức Lễ ra quân tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình năm 2024.
Nhân Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân, ngày 14/5, tại UBND thị trấn Yên Thịnh, Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) huyện Yên Mô tổ chức Lễ ra quân tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
Với việc tuyên truyền, đẩy mạnh phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững", những năm qua, các cấp Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình có hơn 130 nghìn lượt hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, nhiều hộ có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm…
Ngày 15/4/2024, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Ninh Bình phối hợp với Phòng Tư pháp huyện Nho Quan và chính quyền địa phương tổ chức 02 Hội nghị truyền thông và trợ giúp pháp lý theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại các xã Thanh Lạc và Quỳnh Lưu của huyện Nho Quan.
Thời gian qua, Ninh Bình định hướng kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch nhằm góp phần định vị điểm đến, gia tăng trải nghiệp cho du khách qua đó vừa quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ, gia tăng giá trị cho sản phẩm OCOP, phát triển kinh tế cho khu vực nông thôn.
Thực hiện có hiệu quả chương trình OCOP sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để tạo ra những nông sản hàng hóa. Xác định rõ điều đó, thời gian qua huyện Yên Mô luôn quan tâm, hỗ trợ các chủ thể xây dựng sản phẩm chủ lực đạt chuẩn OCOP nhằm nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.
Năm 2020, Công ty TNHH MTV Bảo Sơn Food được thành lập với tôn chỉ hoạt động "Chắt lọc tinh hoa từ bàn tay vàng nông dân Việt". Công ty ra đời từ ước mơ làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương với những sản phẩm nông nghiệp chế biến từ tài nguyên bản địa của chị Nguyễn Thị Lành ở xã Hùng Tiến (Kim Sơn).
Thời gian qua, huyện Gia Viễn đã tập trung triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế, duy trì phát triển các ngành nghề cùng với việc xây dựng các mô hình nông nghiệp hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao, qua đó nâng cao thu nhập cho người dân, hướng tới xây dựng huyện trở thành đô thị loại IV.
Ngày 13/3/2024, UBND tỉnh đã ký ban hành Kế hoạch số 53/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2024.
Trực tuyến: 3
Hôm nay: 14
Hôm qua: 106