Chủ Nhật, 03/11/2024
Giảm nghèo thông tin tỉnh Ninh Bình.

Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động truyền thanh cơ sở

Thứ Sáu, 12/4/2024 Đã xem: 24
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Trong nhiều năm qua, hoạt động thông tin cơ sở của tỉnh đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở, từng bước nâng cao trình độ dân trí, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

Nhằm hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở, từ đó đổi mới phương thức cung cấp thông tin, nâng cao chất lượng nội dung thông tin để cung cấp, trao đổi thông tin theo hướng chủ động, kịp thời, chính xác và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin”. Để triển khai hiệu quả Đề án, tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 08/6/2020 về triển khai thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Theo đó, hằng năm Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp, chuyển đổi Hệ thống Đài truyền thanh ứng ứng dụng CNTT-VT, Bảng điện tử công cộng cấp xã và Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh.

Hệ thống Đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông. Ảnh: Cẩm Tú

Từ năm 2021 – 2023 Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo, triển khai đầu tư, chuyển đổi 76/143 Hệ thống đài truyền thanh cấp xã ứng dụng CNTT-VT, đạt tỷ lệ 53,15% (trong đó, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình đã triển khai đầu tư 66 đài truyền thanh ứng dụng CNTT-VT và 10 đài truyền thanh ứng dụng CNTT-VT do các xã, phường, thị trấn huy động nguồn vốn để đầu tư). Đồng thời, Sở Thông tin và Truyền thông đã đầu tư 18 Bảng điện tử công cộng cấp xã trên địa bàn tỉnh và Thành phố Ninh Bình đầu tư 5 bảng điện tử công cộng phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh. Dự kiến hết năm 2024 Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục triển khai đầu tư, chuyển đổi 24 đài truyền thanh ứng dụng CNTT-VT và 13 Bảng điện tử cộng cộng cấp xã.

Khảo sát thực trạng Đài Truyền thanh các xã trên địa bàn huyện Kim Sơn. Ảnh: Tiến Đạt

Qua thực tế triển khai, hệ thống truyền thanh thông minh đã phát huy hiệu quả, khẳng định được những ưu thế vượt trội do ứng dụng công nghệ mới; đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, đa dạng, phong phú các mặt của đời sống trên toàn bộ các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng; thông tin đầy đủ các sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh, của huyện và của xã thu hút đông đảo sự quan tâm của khán, thính giả… góp phần tuyên truyền phổ biến hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

Theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành việc chuyển đổi, đầu tư mới 143/143 hệ thống Đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin- viễn thông và đến năm 2030 hoàn thành 143/143 Bảng điện tử công cộng cấp xã trên địa bàn tỉnh góp phần đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân trong thời đại công nghệ 4.0

Tiến Đạt