Chủ Nhật, 03/11/2024
Giảm nghèo thông tin tỉnh Ninh Bình.

Ninh Bình: Kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch

Chủ Nhật, 14/4/2024 Đã xem: 47
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Thời gian qua, Ninh Bình định hướng kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch nhằm góp phần định vị điểm đến, gia tăng trải nghiệp cho du khách qua đó vừa quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ, gia tăng giá trị cho sản phẩm OCOP, phát triển kinh tế cho khu vực nông thôn.

Ninh Bình là tỉnh có điều kiện tự nhiên đa dạng, sở hữu nhiều lợi thế để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như phát triển các sản phẩm OCOP. Sau một thời gian tích cực triển khai, đến hết năm 2023, toàn tỉnh đã có 181 sản phẩm được công nhận. Trong đó, chủ yếu là các sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, đồ uống và thủ công mỹ nghệ với 111 sản phẩm được xếp hạng 3 sao, 70 sản phẩm 4 sao. Các sản phẩm OCOP trên địa bàn không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm mà còn được các chủ thể chú trọng khâu thiết kế bao bì, mẫu mã, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, có đầy đủ tem truy xuất nguồn gốc. 

Các đại biểu tham quan gian trưng bày các sản phẩm OCOP. Ảnh: Lan Ngọc

Chính vì sự gia tăng nhanh chóng sản lượng OCOP nên càng cần phải thúc đẩy quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP. Xuất khẩu theo hình thức thông thường chỉ là 1 kênh, bởi với quy mô sản xuất hiện nay của nhiều sản phẩm OCOP không thể đáp ứng sản lượng cung cấp theo con đường đó. Và lối ra chính là việc tìm giải pháp xuất khẩu qua con đường du lịch. 
 
Với tiềm năng phát triển du lịch rất lớn, mỗi năm đón hàng triệu lượt du khách. Việc khuyến khích các chủ thể OCOP hướng tới khách du lịch, đưa sản phẩm OCOP trở thành sản phẩm phục vụ du lịch là một trong những chủ trương đúng đán mà tỉnh hướng tới để phát triển Chương trình OCOP. 
 
Du lịch chính là một kênh quảng bá, giới thiệu hữu hiệu dành cho sản phẩm OCOP. Qua hoạt động du lịch và khách du lịch, các sản phẩm này sẽ lan tỏa đi nhiều nơi. Ở chiều ngược lại sản phẩm OCOP là nơi khơi nguồn, phát huy giá trị đặc trưng để lôi cuốn khách du lịch đến địa phương. 
 
Phòng tranh từ lá bồ đề thu hút du khách mỗi khi đến Ninh Bình. Ảnh: Lan Ngọc
Để phát triển, gắn kết sản phẩm OCOP với du lịch, thời gian tới, bên cạnh việc tập trung đào tạo, kiến thức kỹ năng phát triển thị trường cho các chủ thể, tỉnh cũng sẽ tiến hành khảo sát, mở rộng phát triển các loại hình du lịch nông nghiệp, xây dựng các tour, tuyến đưa du khách đến trải nghiệm, tham quan, mua sắm ngay tại các làng nghề truyền thống và các cơ sở sản xuất các sản phẩm OCOP đặc thù của tỉnh. 
Qua đó vừa giới thiệu, quảng bá, nâng cao hình ảnh thương hiệu OCOP Ninh Bình đối với khách du lịch trong nước, quốc tế; góp phần khơi dậy các tiềm năng, giá trị ẩm thực văn hóa vùng miền và mở rộng thị trường tiêu thụ, kết nối, giao thương cho sản phẩm OCOP của địa phương. Từ đó, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá tri thức, văn hóa bản địa đặc sắc tới du khách và nâng cao hình ảnh du lịch địa phương.
Lan Ngọc