MENU
THỜI TIẾT NINH BÌNH
Nhiệt độ trung bình: 19°C
Cao nhất: 24°C
Thấp nhất: °C
Độ ẩm: %
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 1072084
Số người trực tuyến:5
KHUYẾN NÔNG
 

 

Cá rô đồng là một loài cá có giá trị kinh tế, rô đồng có thể nuôi ở nhiều loại hình mặt nước như ao, mương vườn, ruộng lúa, với năng suất cao và mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nuôi.

 

1. Chuẩn bị ao nuôi

 

Ao nuôi cá rô đồng có diện tích từ 500m2 trở lên, mức nước sâu từ 1,2 -1,5 m. Nên bố trí áo ở vị trí thuận lợi cho việc cấp thoát nước. Không chọn ao gần các cống thoát nước thải công nghiệp và sinh hoạt hoặc nơi có nước ở khu vực chuồng trại chăn nuôi đổ ra. Trước khi thả cá nuôi, ao được chuẩn bị kỹ theo quy trình chung, với các bước cụ thể sau:

 

- Tát cạn hoặc tháo cạn nước ao. Nếu ao có lớp bùn quá dày, cần vét bớt, chỉ đẻ lại lớp bùn khoảng 25-30 cách mạng.

 

- Cắt dọn sạch cỏ quanh bờ và cây cỏ thủy sinh trong ao.

 

- Sửa chữa lại những chỗ ao bị sạt lở, rò rỉ, lấp hết hang hốc cua, rắn, chuột. Tu sửa lại cống cấp thoát nước và lưới chắn.

 

Diệt cá tạp, cá dữ sót lại trong ao bằng cách dùng dễ dây thuốc cá (Derris) để diệt với liều lượng 0,5-1kg/100m3 nước.

 

Cách sử dụng rễ dây thuốc cá: trước khi diệt cá, để mực nước ao khoảng 10cm, tính toán chính xác thể tích nước còn lại trong ao. Đập dập nát dễ dây thuốc cá, sau đó đem ngâm trong chậu nước 5-6 giờ, vắt lấy nước, hòa loãng và té đều khắp mặt ao. Sau khi té nước dây thuốc cá, tất cả cá còn sót lại trong ao sẽ bị chết. Vớt hết cá chết, tháo bỏ nước hoặc bơm cạn để phơi đáy ao.

 

- Dùng vôi bột rải đều đáy và mái bờ ao để hạ phèn, diệt các mềm bệnh với liều lượng 8-10kg/100m2 ao, sau đó phơi đáy áo 2-3 ngày.

 

- Cấp nước vào ao qua lưới chắn lọc, dâng mực nước từ từ, khi đạt 0,5-0,6 m thì thả cá giống và vẫn tiếp tục cấp nước vào cho đến khi đạt mức tối đa theo quy định.

 

2. Cá giống

 

 

Cá giống thả nuôi phải khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh, màu sắc tươi ssangs, bơi lội nhanh nhẹn, không bị sây sát, vây vẩy hoàn chỉnh. Trước khi thả nuôi phải tắm cá bằng nước muối 0,25% trong 5-10 phút.

 

Một số nơi vẫn còn thả nuôi bằng giống tự nhiên. Các giống tự nhiên thường không đều cỡ, phụ thuộc vào quá trình đánh bắt, công cụ đánh bắt và biện pháp thu gom, lưu giữ và vận chuyển nên chất lượng con giống không đảm bảo. Với nguồn giống nhân tạo thì kích cỡ đồng đều, chất lượng đảm bảo hơn cá giống tự nhiên và tỷ lệ hao hụt trong khi nuôi cũng thấp hơn.

 

Nên chọn những cá giống đều cỡ, tìm mua tại những trang trại sản xuất giống có uy tín, địa chỉ rõ ràng, không quá xa nơi nuôi cá. Khi chọn mua cá nuôi phải chú ý về chất lượng và chọn cá giống không bị nhiễm bệnh.

 

Chọn cá có cỡ trung bình 4-5 cách mạng, với trọng lượng trung bình 2,5-3g/con (khoảng 350-400 con/1 kg). Nhìn chung cỡ cá thả nuôi càng lớn càng tốt. Trước khi thả nuôi, cần phải lọc và loại bỏ những cá còi cọc hoặc những con quá lớn để đảm bảo cá nuôi đều cỡ.

 

Tùy theo điều kiện ao như diện tích, độ sâu nên thả cá vào lúc trời mát, khi nhiệt độ không cao quá 29-300C. Có thể thả ghép với một vài loài cá khác như mè trắng, mè vinh, cá hường (mùi), sặc rằn. Không nên thả cá phàm ăn như rô phi, điêu hồng, cá tra vì chúng sẽ tranh giành thức ăn với cá rô đồng.

 

Mùa vụ nuôi cá: Các tỉnh phía Bắc nên nuôi từ tháng 3-4 và thu hoạch cá vào tháng 9 -10 để tránh được mùa rét.

 

Các tỉnh Nam Bộ tuy nhiệt độ cao quanh năm, thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cá nhưng mùa vụ nuôi thích hợp nhất vẫn là thả cá giống từ tháng 4-5 và thu hoạch cá cáo tháng 9-10. Giai đoạn đầu cá còn nhỏ, thời tiết nóng ấm, nhiệt độ cao nhưng biến động không nhiều nên tương đối thuận lợi cho sinh trưởng của cá. Vào những tháng cuối của vụ nuôi, khi cá đã lớn và thời tiết mùa mưa cũng thuận lợi cho cá phát triển, cá khỏe và ít bị bệnh.

 

Thức ăn: Cá rô đồng là loại ăn tạp thiên về động vật nhưng cũng dễ chuyển đổi sang các loại thức ăn bắt buộc khi không có thức ăn ưa thích. Hiện nay có thể sử dụng thức ăn chế biến hoặc thức ăn viên công nghiệp dạng nổi để nuôi cá rô đồng. Có thể cho cá ăn luân phiên cả hai loại thức ăn: Tháng đầu cho ăn thức ăn viên với kích cỡ nhỏ, từ tháng thứ hai đến tháng thứ tư cho ăn thức ăn chế biến, từ một đến hai tháng cuối thì sử dụng thức ăn viên công nghiệp. Nên cho cá ăn nhiều lần trong ngày (8 giờ sáng, 3 giờ chiều và 6 giờ tối).

 

Quản lý ao nuôi: Hàng ngày theo dõi mực nước ao để luôn duy trì 1-1,5m. Kiểm tra màu nước, mùi nước và đo nhiệt độ nước, pH và độ trong. Cần đề phòng nguồn nước bị nhiễm hữu cơ hoặc thuốc bảo vệ thực vật từ những vùng trồng lúa đổ ra. Nên bổ sung nước định kỳ tuần/lần để duy trì mực nước 1-1,5m. Nếu nước ao bị nhiễm bẩn, đổi màu, có mùi hôi thì cần phải thay ngay nước mới.

 

Phòng trừ bệnh cho cá nuôi: Cá rô đồng thường bị mắc một số bệnh như ăn không tiêu, lở loét trên thân do nấm ký sinh trùng, xuất huyết trên thân và các gốc vây do nhiễm vi khuẩn huyết, bệnh còi do thiếu dinh dưỡng, thiếu các loại khoán và vitamin làm cá chậm lớn hoặc nuôi cá quá dày, thức ăn không đủ dinh dưỡng. Ngoài ra cá có thể bị bệnh khi thức ăn dư thừa, nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng. Khi phát hiện cá bị bệnh cần thực hiện theo đúng nguyên tắc: đúng thuốc, đúng bệnh và đủ liều lượng, đủ thời gian dùng thuốc. Tuyệt đối không sử dụng các hóa chất và thuốc kháng sinh đã bị cấm.

 

3. Thu hoạch cá:

 

 

Sau thời gian nuôi 4-5 tháng, cá có thể đạt trọng lượng 60-100g/con. Nên dùng lưới kéo từ từ khoảng 80% số cá trong ao, sau đó tháo cạn nước để bắt hết số cá còn lại. Nên tranh thủ thu hoạch khi thị trường có giá bán cao.

 

Nguồn: TTKNKNQG



 CÁC TIN KHÁC
VIDEO - AUDIO
VĂN BẢN-CHÍNH SÁCH
 
Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền Thông Ninh Bình
Chịu trách nhiệm: Đ/c Trần Thị Thảo, Phó Giám đốc Sở Thông Tin và Truyền Thông.
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Nghị, phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Điện thoại: 0229.3889237, Fax:0229.3889239, Email: Soninhbinh@mic.gov.vn.