MENU
THỜI TIẾT NINH BÌNH
Nhiệt độ trung bình: 19°C
Cao nhất: 24°C
Thấp nhất: °C
Độ ẩm: %
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 1071719
Số người trực tuyến:122
CÁCH LÀM SÁNG TẠO

 Không giống như các bạn học cùng khóa khác, sau khi có tấm bằng Cao đẳng y tế trong tay, anh Phạm Văn Điệp, 34 tuổi, ở xã Yên Mật, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) lại quyết về quê nuôi rắn, nhờ đó mà mỗi năm gia đình anh Điệp có nguồn thu gần nửa tỷ đồng.

Đến xã Yên Mật hỏi thăm nhà anh Điệp ai cũng biết, bởi anh là người làm kinh tế giỏi trong xã và còn được mệnh danh là triệu phú rắn, hiện trang của anh có hơn 3.000 con rắn, gồm 2 loại là rắn hổ trâu và hổ phì.

Chia sẻ với Dân Việt, anh Điệp cho biết, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Y tế Phú Thọ thì tôi quyết định về quê lập nghiệp. Trước khi bắt tay vào làm thì tôi xác định muốn nuôi con gì thì mình cần phải nắm chắc 3 yếu tố là đầu ra, kỹ thuật nuôi, hiệu quả kinh tế phải cao.

  

Nhờ nuôi rắn mà mỗi năm gia đình anh Điệp có doanh thu gần 500 triệu đồng.
 
Qua thông tin đại chúng thì tôi nhận thấy con rắn hổ trâu và hổ phì có giá trị kinh tế rất cao, dễ nuôi và nhu cầu tiêu thụ rất lớn nhưng lại ít người nuôi. Sau nhiều lần bàn bạc với gia đình đến đầu năm 2011, tôi quyết định xây chuồng để nuôi rắn.
Khởi nghiệp từ hơn 100 con rắn giống, đến nay trang trại của anh Điệp luôn duy trì hơn 3.000 con rắn. Trung bình mỗi năm trang trại của anh xuất ra thị trường khoảng hơn 2 tấn rắn thương phẩm và gần 2.000 con giống, sau khi trừ hết chi phí anh thu về gần 500 triệu đồng. Một con số quá hấp dẫn trên diện tích chưa đến 1000m2 và thu lãi cao hơn rất nhiều lần so với 1 số cây trồng, vật nuôi khác.

    

“Con rắn tuy hung dữ nhưng rất dễ nuôi, ít bị bệnh tật và hiệu quả kinh tế rất cao, mà chi phí đầu tư thấp và những gia đình có diện tích nhỏ vẫn có thể nuôi được.” anh Điệp chia sẻ.
 
Cũng theo anh Điệp, mấy năm trở lại đây nhu cầu của thị trường về rắn là rất lớn, luôn giữ giá ổn định. Như rắn hổ phì thì giá dao động khoảng 300.000 đồng/1kg, rắn hổ trâu khoảng 450.000 đồng/1kg. Thức ăn của rắn hổ phì, rắn hổ trâu rất da dạng như chuột, cóc, ếch nhái...thậm chí phụ phẩm từ gà công nghiệp rắn đều ăn được nên chi phí thức ăn không cao như nhiều người nghĩ. Ngoài ra, anh Điệp còn tận dụng thức ăn thừa từ rắn để nuôi thêm hơn 200 con baba.
 
Chia sẻ kĩ thuật nuôi rắn, anh Điệp cho biết, rắn là loại tương đối dễ nuôi và ít bị bệnh, trong quá trình nuôi cần chú ý nhất đến chuồng trại cẩn thận, tránh để rắn thất thoát. Ngoài ra, chuồng trại còn phải đảm bảo mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, nếu chuồng bị nóng rắn sẽ bị bệnh phổi nên phát triển rất kém.
 
Phạm Quân (Báo Dân Việt)
 


 CÁC TIN KHÁC
VIDEO - AUDIO
VĂN BẢN-CHÍNH SÁCH
 
Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền Thông Ninh Bình
Chịu trách nhiệm: Đ/c Trần Thị Thảo, Phó Giám đốc Sở Thông Tin và Truyền Thông.
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Nghị, phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Điện thoại: 0229.3889237, Fax:0229.3889239, Email: Soninhbinh@mic.gov.vn.