MENU
THỜI TIẾT NINH BÌNH
Nhiệt độ trung bình: 19°C
Cao nhất: 24°C
Thấp nhất: °C
Độ ẩm: %
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 1071910
Số người trực tuyến:1
KHUYẾN NGƯ


Lạc Sỹ là xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy. Xã có 501 hộ với 2.246 khẩu; phát triển kinh tế trông vào nông nghiệp nhưng diện tích cấy lúa toàn xã chỉ có 72 ha. Trước thực tế đó, trồng rừng là hướng đi chính để xã từng bước thoát nghèo.
 
Đồng chí Bùi Văn Quynh, Chủ tịch UBND xã cho biết: Đất canh tác của Lạc Sỹ ít, chủ yếu là đồi dốc cao, bị xói mòn vào mùa mưa. Do đó, keo là cây trồng phù hợp và nhiều năm nay được người dân lựa chọn với hiệu quả kinh tế đạt khoảng 45 – 50 triệu đồng /ha. Chính quyền luôn thực hiện tốt công tác giao đất, giao rừng, kịp thời xử lý dứt điểm những tranh chấp đất đai, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của các dự án về giống, vốn… tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển trồng rừng. Giai đoạn 2010 - 2015, nhờ phát triển tốt trồng rừng mà thu nhập bình quân của người dân trong xã đã tăng từ 7, 8 triệu đồng (năm 2010) lên 11 triệu đồng (năm 2015). Với phương châm không để đất trống, đất nghỉ, tận dụng diện tích đất, xã đặc biệt quan tâm trồng mới và trồng sau thu hoạch. Trong 7 tháng năm 2016, xã trồng mới được 52 ha, trong đó, trồng sau thu hoạch 40 ha và trồng mới tập trung 12 ha.
 
 


Ngay sau khi thu hoạch cây keo, người dân xóm Nghia, xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) đã tiến hành trồng lại rừng.
 
Lạc Sỹ có tổng diện tích đất tự nhiên gần 2.900 ha, trong đó, khoảng 2.600 ha là đất lâm nghiệp. Hiện nay, gần 100% hộ trong xã đều trồng rừng. Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp được phủ xanh, không còn đất trống, đồi trọc.
 
Đồng chí Bùi Văn Tị, Trưởng xóm Nghia cho biết: Toàn xóm Nghia có 74 ha đất lâm nghiệp đều đã được các hộ phủ kín cây keo. Tuy nhiên chia bình quân, mỗi hộ chưa được đến 1 ha. Thiếu đất canh tác là vấn đề lớn đang đặt ra. Hiện nay xóm được giao bảo vệ 146 ha rừng phòng hộ, ngoài khoảng 2/3 diện tích đã được trồng bổ sung theo Dự án 661 thì 1/3 diện tích còn lại là dây leo, nứa, giang, cỏ dại, không có hồ, đập… tính năng phòng hộ không cao.
 
Cùng với xóm Nghia, tình trạng tương tự cũng đang xảy ra ở xóm Thượng với 238 ha rừng phòng hộ thì có gần 80 ha tính năng phòng hộ không cao. Trước thực tế này và căn cứ theo hướng dẫn của Chi cục Kiểm lâm về “đối tượng, chi tiêu chí rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu chuyển sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất”, ngày 9/8/2016, UBND xã Lạc Sỹ đã có Công văn số 21 đề nghị chuyển diện tích rừng tự nhiên tính năng phòng hộ không cao sang rừng sản xuất để tăng thêm diện tích rừng sản xuất cho người dân.
 
Bên cạnh trồng rừng, những năm gần đây, xã Lạc Sỹ đã quan tâm thực hiện một số mô hình phát triển kinh tế khác như trồng cà gai leo, chăn nuôi… Cụ thể, năm 2016 đã có 82 hộ của 6/8 xóm trồng thử nghiệm cà gai leo trên diện tích 6,3 ha, năng suất lứa đầu đạt khoảng 2,8 -3 tấn /ha, doanh thu gần 90 triệu đồng /ha. Dự án giảm nghèo hỗ trợ xã 122 con lợn giống, 90 con dê, 24 đàn ong lấy mật… góp phần phát triển ngành chăn nuôi, tăng thêm thu nhập cho người dân. Xã phấn đấu thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 14 triệu đồng, đời sống người dân được cải thiện và tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm sẽ giảm được 3%.
          
 Dương Liễu

 



 CÁC TIN KHÁC
VIDEO - AUDIO
VĂN BẢN-CHÍNH SÁCH
 
Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền Thông Ninh Bình
Chịu trách nhiệm: Đ/c Trần Thị Thảo, Phó Giám đốc Sở Thông Tin và Truyền Thông.
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Nghị, phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Điện thoại: 0229.3889237, Fax:0229.3889239, Email: Soninhbinh@mic.gov.vn.