MENU
THỜI TIẾT NINH BÌNH
Nhiệt độ trung bình: 19°C
Cao nhất: 24°C
Thấp nhất: °C
Độ ẩm: %
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 1070562
Số người trực tuyến:1
KHUYẾN LÂM
 

Mít rất gần gũi với mọi người, có thể trồng hầu hết mọi nơi, kể cả vùng đất nghèo dinh dưỡng. Mít dễ tính về mặt đất đai, đất dù xấu, nhiều sỏi đá, miễn là thoát nước đều có thể trồng mít, nhưngmuốn cây to, sản lượng nhiều phải trồng ở đất phù sa thoát nước.

Mít có giá trị về kinh tế, nếu biết khai thác và chăm sóc. Có rất nhiều loại mít như Tố nữ, mít nghệ, Mít nghệ Thái Lan, Mít Mã lai,... Mỗi loại mít có hương vị và đặc trưng riêng của giống.

1.Nhân giống

Nhân giống hiện nay không dùng hạt. Người ta chỉ trồng hạt để ươm làm gốc ghép. Ghép vào mùa mưa (tháng 5-8) là dễ sống nhất. Ngoài ghép ra người ta còn nhân giống bằng phương pháp chiết cành: Chọn những cành đã hóa gỗ khoảng 18-24 tháng tuổi để chiết (nên chiết cành vào mùa mưa). Tuy nhiên cây chiết cành khả năng chịu hạn kém hơn.

2. Kỹ thuật canh tác

+ Thời vụ trồng: Trồng vào đầu mùa mưa, tuy nhiên mít có thể trồng quanh năm nếu chủ động được nguồn nước tưới.

Làm đất: đất bằng phẳng phải xẻ rãnh sâu 30-40cm (tùy từng nơi cung cấp nước) để chống úng vào mùa mưa, tạo bồn chứa nước trong mùa khô.

Đào hố rộng 40 x 40 x 40 cm.

Mỗi hố bón: 0,5 kg vôi bột; 0,3kg super lân, 10kg phân chuồng hoai mục (có thể thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh).

+ Khoảng cách trồng:

Có thể trồng ở 2 mật độ sau: 330 cây/ha (cây - cây = 5m; hàng - hàng = 6m)

210 cây/ha (cây - cây = 6m; hàng - hàng = 7m)

+ Trồng: trước khi trồng 15-20 ngày, cho xuống hố đất mặt tơi xốp đầy 2/3 hố, trộn đều với phân bón lót. Khi trồng, đào ở giữa hố lỗ sâu và to hơn bầu cây, dùng dao bóc bịch, dùng kéo cắt bỏ phần rễ cọc bị xoắn ở đáy bầu. Đặt cây con vào hố, dùng tay lấp đất và nhấn chặt đất ở 4 phía (tránh không làm vỡ bầu). Nếu đất khô phải tưới ngay để giảm tỷ lệ cây chết.

+ Đậy gốc giữ ẩm: Khi trồng xong phải dùng vật liệu che phủ gốc, chống xói mòn vào mùa mưa và giữ ẩm cho cây vào mùa khô. Quanh gốc nên tủ rơm rác, cỏ khô theo hình vòng tròn có đường kính 1m và lớp rác dày 20cm. Tủ rác sẽ hạn chế được cỏ dại, giữ ẩm cho đất, tăng mùn và hạn chế rửa trôi của đất. Sau trồng cần cắm cọc buộc cây vào để tránh lay gốc và đổ cây.

+ Tưới tiêu: Sau khi trồng nếu nắng cần tưới 2-3 ngày/lần. Sau đó có thể tưới 5-7 ngày/lần. Từ năm thứ 2 về sau tưới cho cây vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn, mít rất sợ úng nên vào mùa mưa lũ phải khai mương thoát nước kịp thời.

+ Làm cỏ: chú ý làm cỏ để cây mít phát triển được tốt; khi làm cỏ chú ý tránh làm đứt những rễ ăn nổi, nếu làm đứt rễ lúc trái đang lớn thì trái sẽ nhỏ, chất lượng giảm (mít sượng, không ăn được).

+ Tỉa cành tạo tán: Giúp cây tăng trưởng cân đối, loại bỏ các cành sâu bệnh, cành vượt, tạo cho cây thông thoáng. Việc tiến hành tạo tán khi cây cao khoảng 1m trở lên: tỉa cành tạo tán 2-3 lần/năm đối với cây còn nhỏ. Cây lớn mỗi năm tiến hành tỉa cành tạo tán 1 lần sau khi thu hoạch trái xong.

+ Bón phân:

-Phân hữu cơ: tùy thuộc vào độ tuổi của cây, thời gian kiến thiết cơ bản bón từ 5-20kg/cây/năm. Thời kỳ cây cho trái, bón 25-40 kg/cây/năm.

-Phân bón hóa học: Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên dùng NPK 16-16-8 để bón. Năm thứ 1 bón 300g/gốc; năm 2 bón 500g/gốc; năm 3 bón 1,2-1,5kg/gốc; năm 4 bón 2,0 kg/gốc (chia làm 4 lần bón/năm).

Khi cây ra trái tùy theo năng suất và mức độ sinh trưởng phát triển của cây mà ta bón lượng phân cho hợp lý. Cần tăng cường thêm kali để nâng cao phẩm chất của trái. Từ khi cây cho trái chỉ cần bón phân 2 lần/năm vào cuối vụ thu hoạch và vào giữa mùa./.

Thu Phương



 CÁC TIN KHÁC
VIDEO - AUDIO
VĂN BẢN-CHÍNH SÁCH
 
Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền Thông Ninh Bình
Chịu trách nhiệm: Đ/c Trần Thị Thảo, Phó Giám đốc Sở Thông Tin và Truyền Thông.
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Nghị, phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Điện thoại: 0229.3889237, Fax:0229.3889239, Email: Soninhbinh@mic.gov.vn.