MENU
THỜI TIẾT NINH BÌNH
Nhiệt độ trung bình: 19°C
Cao nhất: 24°C
Thấp nhất: °C
Độ ẩm: %
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 1071625
Số người trực tuyến:29
THÔNG TIN TỪ CƠ SỞ
 Nhạc hiệu: 40”
Người dẫn: Thưa quý vị, thưa các bạn!
Trong chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn theo dõi câu truyện truyền thanh với tựa đề: “Điếc không sợ súng”
Kịch bản và Dẫn chuyện: Bùi Thúy - Đài truyền thanh huyện Yên Mô.
***************
Nhạc cắt: 7”

 Thưa quý vị, thưa các bạn! 

Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm bởi có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ. 
 
Vệ sinh an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp chính là một môn khoa học. Nội dung chủ yếu là nghiên cứu việc chế biến, xử lý, bảo quản hoặc là quá trình lưu trữ thực phẩm. Phương pháp chính được sử dụng chính là phòng ngừa và phòng chống các loại bệnh tật do thực phẩm gây ra.
 
Vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay cũng được nhắc đến như là một thói quen hay một thao tác trong khâu chế biến. Việc này cần được lưu ý thực hiện để giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của mọi người.
 
Nếu hiểu theo nghĩa rộng hơn thì vệ sinh an toàn thực phẩm chính là tất cả các vấn đề liên quan đến bảo đảm vệ sinh thực phẩm. Việc này nhằm mục đích bảo vệ cho sức khỏe của người tiêu dùng. Cuộc tranh luận về an toàn thực phẩm đang là vấn đề lớn mà các nước đang phát triển phải đối mặt.
 
Bên cạnh đó, tình hình ngộ độc thực phẩm hiện nay đang diễn ra ở mức cao. Mặc dù chính phủ đã ra nhiều quy định về điều kiện sản xuất cũng như kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên vấn đề bảo đảm an toàn hoặc điều tra ngộ độc thực phẩm còn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc.
 
Không chỉ ý thức về trách nhiệm của người sản xuất hay kinh doanh còn chưa cao, chưa có tinh thần đối với việc đảm bảo sức khoẻ chung của cộng động. Mà cơ chế pháp luật còn thiếu những quy định cụ thể về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quản lý, khắc phục cũng như xử lý hậu quả ngộ độc thực phẩm.
 
Thực tế, nguyên nhân gây ra vấn đề mất vệ sinh thực phẩm có rất nhiều. Một trong số đó chính là các loại thực phẩm hiện nay đều bị nhiễm vi sinh độc hại. Không chỉ có vậy, những loại hoá chất không nằm trong danh mục được sử  dụng cũng được người sản xuất phun cho các loại rau củ quả trong trồng trọt.
 
Ngoài ra còn một số loại khác sử dụng trong chăn nuôi hay bảo quản thực phẩm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Vì thế, bạn nên lựa chọn những loại rau củ trồng tự nhiên và những loại thịt heo, bò, gia cầm tươi không tiêm hóa chất để bảo vệ cho gia đình của mình. 
Để hạn chế tình trạng mất vệ sinh an toàn, khi chọn rau củ quả organic ngon bổ từ thiên nhiên thì cần phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp. Đầu tiên là trên cơ sở pháp luật, chính phủ cần phải xem lại phương thức quản lý cũng như tổ chức về mặt nhà nước. Nên giảm bớt sự chồng chéo trong luật, pháp lệnh, nghị định. Sự chồng chéo này ít nhiều gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả bảo đảm vệ sinh cho các loại nông thuỷ sản.
 
Cần phải thường xuyên thông tin không chỉ cho người sản xuất mà còn cho cả người tiêu dùng về những vấn đề liên quan đến chất lượng thực phẩm. Hướng dẫn người tiêu dùng cách lựa chọn các sản phẩm sạch không thuốc bảo vệ thực vật. Việc này có thể giúp bồi bổ và chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng.
 
Không chỉ vậy, quy định của pháp luật cần phải được thắt chặt hơn. Cần có những biện pháp hiệu quả hơn bắt buộc người sản xuất hoặc người bán tuân thủ về chất lượng sản phẩm và hàng hoá.
 
Sau đây, mời quí vị và các bạn theo dõi nội dung câu chuyện.
Nhạc xen: 10”
                                                 ******************
Bà Tâm:  - Đức ơi! Con có cất cái biển hiệu của mẹ vào nhà không đấy?
 
Đức: - Không đâu mẹ ạ!
 
Bà Tâm: - Quái lạ, mẹ mải dọn dẹp sau nhà có một lát mà mất cái biển, không lẽ có đứa nào lấy bán sắt vụn mất rồi?
 
Bà Hoa: - Bà Tâm ơi! Bà tâm. 
 
Bà tâm: - Có việc gì đấy bác Trưởng thôn.
 
Bà Hoa:  Hôm nay tôi mang giấy mời bà đến xã ngay chiều nay đây này. Bà thu xếp đến xã xem có việc gì. Mà bà đang làm gì vậy?
 
Bà Tâm: À, tôi đang tẩm gia vị vào để làm giò, chả.  
 
Bà Hoa: Thế ạ, không biết bà làm ăn thế nào chứ, hôm trước họ nói nhà ông Thái đi mua thịt lợn chết về làm thực phẩm, nghe mà ghê quá bà ạ. 
 
Bà Tâm: Bác trưởng xóm ơi, đấy là nhà họ chứ nhà em thì không bao giờ làm chuyện đó đâu? 
 
Bà Hoa: Đấy là Tôi nói bà vậy. Thôi chào bà.
 
Bà Tâm: - Vâng, xin chào bác! Đức ơi! Con giúp mẹ xem nội dung cái giấy mời này của xã gọi mẹ để giải quyết việc gì? Con đến xã thay mẹ được không?
 
Đức: - Làm sao con đến xã thay mẹ được! Mẹ tẩm cái gì vào thịt vậy?
 
Bà Tâm: Đúng là chúng mày chỉ biết xin tiền mẹ là nhanh thôi, chúng mày đi suốt ngày. Từ trước tới nay, có đứa nào biết được mẹ ở nhà làm lụng vất vả mới kiếm được đồng tiền không? 
 
Đức: - Ơ, con cũng phải đi làm việc của con mà, mà giờ con cũng  phải đi có việc đây. Mẹ đến xã xem có việc gì, giấy mời không nói rõ đâu mẹ ạ. Con chào mẹ!

(Nhạc cắt 5”)

Người dẫn: Bà Tâm ngán ngẩm lắc đầu, rồi một mình làm nốt việc còn lại và tới xã theo giấy mời…Đến khi lên đèn ông Đạo – chồng bà và cậu Đức con trai mới về.
 
Ông Đạo: - Bà ơi! Bà làm gì thế này?
 
Bà Tâm: Tôi vừa kiếm được con lợn, nó cũng vừa chết xong, thợ họ làm xong xuôi hết rồi. 
Ông Đạo: - Bà nói cái gì, Bà làm giò, chả bằng thịt lợn chết rồi bán hả?
 
Bà Hồng: - Thì đã làm sao, họ cũng làm nhiều rồi đấy thôi, làm rồi tẩm ướp gia vị vào nên giò chả vẫn thơm, ngon, có làm sao đâu? 
 
Ông Đạo: - Bà ơi! Bà có biết bà làm vậy thì giết người không gươm không, bà làm thế là Bà vi phạm pháp luật đấy!
 
Bà Tâm: - Gớm, ông làm gì mà có vẻ to tát, tôi cũng chỉ sử dụng lần này thôi, gì mà…!
 
Ông Đạo: - Bà thì lúc nào cũng chỉ nghĩ đơn giản theo ý bà. Hồi bà trồng rau cũng vậy, bà phun thuốc kích thích để nhanh được lứa, rồi sau đó không may anh em ăn phải trả phải đi viện đó thôi, giờ lại đến giò chả nữa. Bà làm gì cũng phải có đạo đức và Luật pháp chứ bà ơi!
 
Bà Tâm: - Ông thì lúc nào cũng luật với chả pháp, tôi đi tham khảo rồi, nhà họ ngoài kia cũng làm thế, tôi cứ thử làm đợt này xem thế nào, chứ lợn nó vừa chết xong làm luôn có sao đâu, với lại lợn bị dịch tả Châu phi không có hại cho sức khỏe nên chắc không sao đâu?
 
Ông Đạo: - Bà tìm hiểu ngọn ngành chưa, bà có biết tác hại của nó không.
 
Anh Đức đâu, anh vào mạng, đọc cho mẹ anh nghe mấy điều về vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm. 
 
Bà tâm: - thôi thôi thôi, tôi biết rồi, ghớm, đến đường cùng thì tôi vất hết số giò chả này đi là cùng chứ gì? Thôi bố con ông đi vào ăn cơm đi!

Người dẫn: Nói thế, nhưng bà tâm vẫn cố tình mang số giò chả đi đổ cho các cửa hàng, quán ăn và các trường mầm non trên địa bàn.
 
Đang loay hoay xử lý nốt số thịt lợn trong tủ đông lạnh!
 
Bà Hoa: Bà tâm ơi, bà tâm! Bà có biết tin gì không? Tôi vừa nghe nói các cháu ở trường mầm non bị ngộ độc thực phẩm, đang phải cấp cứu trong bệnh viện đấy!
 
Bà tâm: Ối zời, không biết các cô giáo làm ăn thế nào, mà lại để cho các cháu bị ngô độc hết vậy? Đúng là ….thật tội nghiệp cho mấy đứa nhỏ!
 
Các cô…đúng là làm ăn kiểu gì không biết!
 
Bà tâm vừa làm vừa lẩm bẩm, bỗng có tiếng gọi ngoài cửa
 
Công an và đội quản lý thị trường: Bà Tâm có nhà không ạ
 
Bà Tâm: Dạ các a hỏi tôi có việc gì đấy ạ!
 
Công an: Thưa Bà, chúng tôi nhận được tin báo các cháu trường mầm non bị ngộ độc thực phẩm mà bữa ăn hôm đó có sử dụng giò, chả của nhà bà, chúng tôi đã xét nghiệm và kết luận trong thực phẩm giò chả có chứa chất phụ gia. Qua điều tra, chúng tôi còn nhận được thông tin, nhà bà còn sử dụng thực phẩm lợn chết để sử dụng. 
 
Ông Đạo: Dạ, Các anh có nhầm không ạ, nhà tôi đã xử lý hết rồi, làm gì có chuyện đó? Bà tâm, bà nói đi?
 
Bà Tâm: Dạ dạ! báo cáo các anh, tôi ….tôi chỉ sử dụng có lần này thôi, xin  các anh tha cho tôi, tôi xin các anh!
 
Ông đạo: Bà nói cái gì, nói rõ tôi nghe xem nào?
 
Bà Tâm: Ông ơi, hôm trước vì tôi tiếc công sức bỏ ra và cũng vì gia đình mình đang cần tiền lo công việc nên đã giao hết số giò, chả cho các quán và cả trường mầm non, giờ mới xảy ra thế này?
 
Ông Đạo: trời ơi, bà làm vậy thì giết người rồi, bà ơi!
 
Công an: Thôi, bây giờ tôi xin Bà cung cấp hết thông tin chi tiết để chúng tôi thực hiện theo pháp luật.
 
Thưa bà tâm: thông qua những việc bà làm, hình thức xử phạt sẽ được áp dụng Tại Điều 4. Mục 1, chương II trong Nghị định số 115 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau: (cô đọng nhớ mức phạt, hình phạt liên quan khoảng 10 ngày)
 
1. Phạt tiển từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với 1 trong các hành vi sau đây:
 
a. Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng:
 
b. Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ
 
c. Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y,kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.
 
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đối với hành vi sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm  mà có chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp quy định pháp luật hoặc đã kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật nhưng không đạt yêu cầu.
 
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.
 
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm:
b. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy kuu trách nhiệm hình sự
 
5. Phạt tiền từ 5 đến 7 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 7 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự…

Bà tâm: - Thế là sao, nghe rắc rối quá!
 
Công an và đội quản lý thị trường: Bà tâm, với những việc bà làm, chúng tôi sẽ áp dụng một trong các hành vi trên và bà phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những gì sảy ra đối với các cháu tại trường mầm non.  
 
Bà Tâm: Ông ới, Thế giờ tôi phải làm thế nào!
Ông Đức: Bây giờ bà phải chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của pháp luật, chứ còn sao nữa!

Người dẫn: Thưa quý vị, thưa các bạn!
 
Nội dung của câu chuyện trên đây đã phần nào giúp chúng ta hiểu rõ hơn về một số thông tin liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Hy vọng nội dung này sẽ mang đến cho chúng ta kiến thức bổ ích để áp dụng trong cuộc sống, không nên vì lợi nhuận trước mắt mà đánh mất đạo đức, nhân cách, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới những người thân và người xung quanh mình.
 
     Thưa quý vị, thưa các bạn! 
 
Thời gian trở lại đây, những cảnh báo về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) liên tục đã phần nào tác động tới xã hội. Chưa bao giờ như bây giờ, công cuộc phòng chống thực phẩm bẩn, đảm bảo VSATTP, vì một nguồn thực phẩm sạch được quan tâm và đẩy mạnh thực hiện như hiện nay.
 
Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của con người. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Theo báo cáo của các ngành chức năng, công tác bảo đảm VSATTP những năm qua đã có nhiều tiến bộ, được lãnh đạo các cấp quan tâm và coi đây là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
 
Việc Nhà nước ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật An toàn thực phẩm đã nâng cao vai trò quản lí nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là vai trò của UBND các cấp. Công tác quản lý nhà nước về ATTP được chú trọng hơn; kiến thức, sự hiểu biết của người dân về vấn đề bảo đảm sức khỏe cũng được nâng lên; các nhà sản xuất, kinh doanh cũng hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ các điều kiện bảo đảm ATTP đối với sản phẩm làm ra…
 
Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn thấy rằng, vì những mục đích khác nhau, các nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm vẫn sử dụng những biện pháp bảo quản, kích thích tăng trưởng không hợp lý.
 
Đối với người tiêu dùng, việc nhận biết, phân biệt giữa thực phẩm đảm bảo an toàn với thực phẩm không an toàn là vấn đề hết sức khó khăn. Theo tài liệu của Cục Quản lý chất lượng vệ sinh ATTP của Bộ Y tế, số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm cũng như số người bị nhiễm độc thực phẩm còn khá cao, đặc biệt là các trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm. Theo số liệu thống kê, trên địa bàn cả nước, các vụ ngộ độc thực phẩm đang diễn biến phức tạp, có nhiều người tử vong…
 
Gần đây, sự khác biệt giữa các kết quả phân tích, kiểm tra chất lượng sản phẩm vừa gây không ít khó khăn cho người sản xuất vừa tạo thêm hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng. Các hóa chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, trừ bệnh và thuốc trừ cỏ dại…), thuốc kích thích tăng trưởng, kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh có trong các loại rau quả hoặc các chất kháng sinh, chất tăng trọng có trong thịt cá sẽ tích lũy dần trong các mô mỡ, tủy sống… của con người là tiền đề để phát sinh các loại bệnh tật như ung thư, loãng xương, suy giảm trí nhớ và thoái hóa xương khớp.
 
Mặc dù nhà nước và các cơ quan chức năng đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao VSATTP, cũng như tạo ra hành lang pháp lý để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, vấn đề kiểm tra, kiểm soát vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn cả về mặt con người lẫn phương tiện giám định đồng bộ thực phẩm. Vì vậy, thiết nghĩ, để nâng cao chất lượng thì phải không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng thực phẩm, cũng như công tác tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân.
 
Hơn nữa, phải tập trung ngăn chặn các sản phẩm thực phẩm nguy hại từ bên ngoài vào nước ta, làm ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Về phía quản lý nhà nước, cần khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về các văn bản pháp luật liên quan đến ATTP; hướng dẫn cặn kẽ, đầy đủ, kịp thời giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển đúng định hướng, tuân thủ nghiêm quy trình và các quy định về ATVSTP khi đi vào hoạt động.
 
Đồng thời, tăng cường, nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP nhất là ở cấp huyện, xã; xử lý nghiêm khắc những đối tượng vi phạm, có như vậy mới sàng lọc, giúp những cơ sở thực sự có chất lượng tồn tại và phát triển, những cơ sở thiếu ý thức, điều kiện cần thiết buộc phải dừng hoạt động.
 
Đặc biệt, về phía người tiêu dùng, cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng thực phẩm; chặt chẽ và thận trọng trong lựa chọn sản phẩm, chỉ mua sản phẩm rõ nguồn gốc; kịp thời phát hiện, cung cấp thông tin, lên án, tẩy chay những cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm ATTP, tạo sức ép đến nhà sản xuất, kinh doanh cũng như nhà quản lý nhằm đảm bảo sự ATTP cho cộng đồng.
 
Quý vị và các bạn vừa nghe câu chuyện truyền thanh với nhan đề “Điếc không sợ súng”.
Tiết mục câu chuyện truyền thanh hôm nay xin dừng tại đây, cảm ơn quý thính giả đã quan tâm theo dõi. Kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại!
 


 CÁC TIN KHÁC
VIDEO - AUDIO
VĂN BẢN-CHÍNH SÁCH
 
Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền Thông Ninh Bình
Chịu trách nhiệm: Đ/c Trần Thị Thảo, Phó Giám đốc Sở Thông Tin và Truyền Thông.
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Nghị, phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Điện thoại: 0229.3889237, Fax:0229.3889239, Email: Soninhbinh@mic.gov.vn.