MENU
THỜI TIẾT NINH BÌNH
Nhiệt độ trung bình: 19°C
Cao nhất: 24°C
Thấp nhất: °C
Độ ẩm: %
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 1072079
Số người trực tuyến:3
KHUYẾN NÔNG
 Khoai tây giống hoặc củ giống là yếu tố quan trọng và quyết định để sản xuất khoai tây thương phẩm có hiệu quả. Phương pháp trồng khoai tây truyền thống và phổ biến ở hầu khắp các nơi là trồng bằng củ. Củ sinh ra cây, cây sinh ra củ, cứ như vậy đời đời truyền nhau, đó là sinh sản vô tính. Do sinh sản vô tính khi mà cây bị nhiễm bệnh, nhất là các bệnh virus truyền qua củ, nếu trồng củ bị bệnh, chắc chắn cây sẽ ít củ, củ nhỏ hoặc không có củ, người ta gọi là giống thoái hoá. Để khắc phục sự thoái hoá, cần có củ nhỏ hoặc không có củ, người ta gọi là giống thoái hoá. Để khắc phục sự thoái hoá, cần có củ giống tốt thì phải sản xuất củ giống theo quy trình kỹ thuật riêng, không thể trồng khoai tây giống như lâu nay thường làm.
 

 Những giống khoai tây trình bày trên cần được sản xuẩt củ giống tốt để cung cấp cho sản xuất khoai thương phẩm. Một số nơi có sự nhầm lẫn giữa củ giống với khoai giống. Coi giống khoai mới như là củ giống tốt, trong khi giống khoai mới này chưa được thử nghiệm rộng rãi, chưa đưa vào sản xuãt giong chặt chẽ nên khi giống đã không đạt kết quả như ý.


Củ khoai tây thời kỳ phát triển mạnh

Củ giống trẻ sinh lý
 
Tuổi sinh lý của củ giống có ảnh hưởng đến năng suất khoai tây, củ giống phải là mầm trẻ, mầm khoẻ, tức là ở trạng thái trẻ sinh lý.

Củ khoai mới thu hoạch thường chưa có mầm, sau một thời gian, mầm mọc và phát triển.
 
Dựa vào tình trạng mầm, tình trạng củ mà chia ra tuổi sinh lý của củ giống:
 
– Củ giống ngủ: Củ chưa có mâm, phải qua một thời gian ngủ, củ khoai mới mọc mầm. Củ giống chưa mọc mầm tất nhiên chưa trồng được.

– Củ giống quá trẻ sinh lý: Củ mới nhú mầm hoặc mới có 1 mầm đỉnh. Nếu trồng, cây sẽ mọc chậm, không đều, kéo dài thời gian sinh trưởng, củ tuy to nhưng ít củ, năng suất thấp.

– Củ giống trẻ sinh lý: Mỗi củ có 2 – 4 mầm, mầm có độ dài 0,2 – 2,0 cm. Vỏ củ còn căng, mầm khoẻ. Trồng củ giống trẻ cây sẽ mọc nhanh, phát triển tốt, củ đều năng suất cao.

– Củ giống già sinh lý: Củ có nhiều mầm, mầm dài và yếu, vỏ củ nhăn. Nếu trồng, cây sẽ mọc nhanh, nhiều cây nhưng cây phát triển không đều, cây nhỏ, củ nhỏ, năng suất thấp.

– Củ giống quá già: Mầm dài, mầm tóc, rất yếu,  đôi khi phình củ trên mầm, vỏ củ khô quắt. Không trồng loại củ giống này.

Chuẩn bị giống
 
Trước khi trồng 1 – 2 ngày, nếu  củ giống to có nhiều mầm nên bỏ bằng dao sắc, mỗi miếng có từ 2 – 3 mầm, trong khi bổ cần nhúng dao bằng nước xà phòng để tránh lây lan bệnh (đặc biệt với các bệnh virus, héo xanh vi khuẩn…). Chấm mặt cắt của miếng khoai tây bỏ  vào xi măng + vôi bột khô, rồi xếp một lượt lên dàn bảo quản. Đối với giống cỡ củ từ 25 – 35 củ/kg thì không nên bổ trừ mục đích nhân giống gốc khi số lượng giống còn ít.

Đối với giống Solara là giống có thời gian ngủ dài, do vậy khi ra khỏi kho lạnh mầm còn ngắn và ít mầm nên để giống trong nhà 7 – 10 ngày (chú ý nên để        nơi thoáng mát và bóng tối tránh nơi có nhiều gió gay khô củ mầm khó phát triển) để mầm dài thêm và tăng số mầm/củ. Điều này có tác dụng làm cho khoai tây mọc nhanh sau trồng và số thân/khóm nhiều (khoảng 3 – 4 thân/khóm), đó là một trong yếu tố tăng năng suất khoai tây.

Trồng và chăm sóc
Đất trồng
– Chọn đất: Chọn đất tơi xốp, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, thuận tiện tưới tiêu nước, tốt nhất là ruộng luân canh với lúa nước.

Thời vụ trồng
 
Vùng Đồng bằng Bắc Bộ:

Đây là vùng trồng khoai tây lớn nhất, chiếm trên 90% diện tích trồng khoai tây của cả nước. Vùng này có 3 vụ:

Vụ sớm: Thường ở vùng Trung du trồng vào đầu tháng 10, thu hoạch vào tháng 12.
 
Vụ chính: Ở khắp trong vùng. Trồng vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 thu hoạch vào cuối tháng 1, đầu tháng 2.

Vụ xuân: Thường ở Đồng bằng sông Hồng, trồng vào tháng 12, thu hoạch vào đầu tháng 3.

Vùng núi miền Bắc:

Vùng núi thấp (dưới 1000m): Vụ đông: Trồng vào tháng 10, thu hoạch vào tháng 1. Vụ xuân: Trông vào tháng 12, thu hoạch vào cuổi tháng 3.

Vùng núi cao (trên 1000m): Vụ xuân: Trồng vào tháng 2, thu hoạch vào tháng 5. Vụ thu đông: Trồng vào đầu tháng 10, thu hoạch vào tháng 1.

Vùng Bắc Trung Bộ: Có một vụ trồng là khoai đông, trồng vào đầu tháng 11, thu hoạch vào cuối tháng 1.

Khu vực Đà Lạt: 

Do khí hậu của Đà Lạt mát nên có thể trồng khoai tây quanh năm. Tuy nhiên ở đây có 2 vụ chính:

Vụ thu đông: Trồng tháng 10, thu hoạch tháng 12.

Vụ xuân: Trồng tháng 2 tháng 3, thu hoạch tháng 5, tháng 6.

Làm đất lên luống
 
– Độ ẩm đất:

Trước khi thu hoạch lúa 1 – 2 tuần lễ đã phải quan tâm đến độ ẩm đất- cần điều chỉnh tháo nước để ruộng lúa khô vừa phải, thuận tiện cho gặt lúa, đồng thời làm đất nhẹ nhàng, nhất là khi trồng khoai, đất có độ ẩm, cây sẽ mọc nhanh. Nhận biết bằng cách: Khi cắt lúa bước chân xuống ruộng thay mặt đất lún xuống in vết bàn chân là vừa, nếu không lún là khô, nếu lún sâu đát dính là ướt, hoặc lẩy đất vào lòng bàn tay nắm mạnh, nếu thấy nước chảy ra là đất ướt, nếu đất cứng rời không nắm được là đất khô, nếu nắm thành nắm và bóp nhẹ đất rời ra là đủ ẩm. Phải quan tâm đến độ ẩm đất từ đầu để khi trồng sau 2 tuần khoai sẽ mọc, hạn chế sâu xám và bệnh lở cổ rễ ở gian đoạn mọc.

– Làm đất: Cày bừa làm nhỏ đất bằng trâu bò hoặc máy cần kết hợp thu gom rơm rác và gốc rạ để hạn chế sâu bệnh truyền sang khoai. Đất nhỏ tơi là thích hợp với khoai tây. Đất cục quá to sẽ làm cho củ phát triển méo mó. Đất quá nhỏ, quá mịn cũng không phù hợp vì khi tưới đất dễ bị gí.

– Lên luống:

Lên luống trồng 1 hàng hoặc 2 hàng khoai thì tuỳ thuộc vào tập quán địa phương. Tùy thuộc vào lớp đất canh tác mà làm luống rộng hoặc hẹp. Ruộng có lớp đất canh tác mỏng, cần làm luống rộng hơn để có đất vun luống.

Luống đơn trồng 1 hàng, luống rộng khoảng 60 – 70cm. Luống đôi trồng 2 hàng, luống rộng khoảng 120 -140cm.

Phân bón
– Lượng phân (tính cho 1 đơn vị diện tích) như bảng dưới đây:

Bảng lượng phân bón trên 1 đơn vị diện tích khoai tây
Bảng lượng phân bón trên 1 đơn vị diện tích khoai tây

– Cách bón:

+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và lân, 1/3 đạm.

+ Bón thúc lần 1, sau khi cây mọc cao 15 – 20cm: 1/3 đạm, 1/2 kali.

+ Bón thúc lần 2, sau thúc lần 1 khoảng 15 – 20 ngày: 1/3 đạm, 1/2 kali.

Không bón phân chuòng tươi vì có nhiều vi khuẩn nấm bệnh làm cho mã củ không đẹp. Lượng phân đạm lân và kali nêu trên là theo loại phân có phố biến trên thị trường, khi sử dụng khác loại thì phải điều chỉnh lượng bón theo tỉ lệ nguyên chất của loại đó.

Mật độ và cách trồng
– Mật độ:

Mật độ với củ nhỏ: Cứ 1m2 trồng 10 củ. Với cỡ luống như trên, khoảng cách đặt củ cách nhau 17 đến 20 cm. Mỗi khóm sẽ mọc từ 1 đến 2 thân và bảo đảm có 15 – 20 thân/m2.

Mật độ với củ bình thường: Cứ 1m2 trồng 5 – 6 củ. Với cỡ luống như trên, khoảng cách đặt củ cách nhau 25 – 30cm. Mỗi khóm sẽ mọc 3 – 4 thân và bảo đảm có trên 20 thân/m2.

– Lượng giống:

Với củ giống nhỏ, lượng giống cho 1 ha khoảng 8 vạn củ, quy tính cho một sào (360m2) khoảng 2.900 củ.

Với củ giống bình thường, lượng giống cho 1 ha là 5 – 5,5 vạn củ hoặc 1,5 – 1,6 tấn, quy tính cho 1 sào (360 m2) là 1.800 – 2.000 củ hoặc 55 – 60kg.

– Cách trồng:

Sau khi rạch hàng trồng thì bón lót phân chuồng, đạm và lân vào rạch rồi lấp một lớp mỏng lên phân, sau đó tiến hành đặt củ giống. Khi đặt củ giống tránh đặt trực tiếp vào phân, nhất là phân hoá học vì làm như vậy củ giống dễ bị chết xót vì phân.

Sau khi đặt củ thì lấp đất phủ lên củ giống một lớp đất dày 3 – 5cm, sau đó vét rãnh lên luống.

Khi trồng, trường hợp đất khô thì phải tưới nước trước khi bón phân để cây mọc nhanh.

Tưới nước
Nước là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng củ khoai tây. Vụ trồng khoai thường là trong mùa khô, lượng mưa không đáng kể, vì vậy nhất thiết ruộng trồng khoai phải có nguồn nước và hệ thống tưới tiêu. Thời gian cây khoai sống trên ruộng khoảng trên dưới 90 ngày, trong đó 60 – 70 ngày từ khi trồng, cây khoai tây rất cần nước. Thiếu nước, năng suất khoai bị giảm nghiêm trọng. Trường hợp ruộng khoai lúc khô lúc ẩm sẽ làm cho củ bị nứt, giảm chất lượng củ.

– Tưới rãnh: Là phương pháp tưới nước cho khoai tây phổ biến hiện nay. Tức là dẫn nước (hoặc tát nước) vào rãnh để nước thấm vào luống khoai. Tưới nước phải kết hợp liên hoàn với xới xáo, làm cỏ, bón phârTthủc. Từ khi trồng đến khi khoai 60 – 70 ngày tuổi, thường có 3 lần tưới nước. Tuy nhiên năm mưa nhiều thì tưới ít, năm hạn thì tưới nhiều, tưới đủ ẩm, không để đọng nước trong ruộng khoai.

+ Tưới lần 1: Khi khoai mọc cao khoảng 15 – 20cm, đất khô thì tưới nước.

Với đất cát pha, cho nước vào rãnh ngập 1/2 luống, mỗi làn chỉ nên cho vào 3 – 4 rãnh, khi đủ nước thì cho nước vào tiếp 3 – 4 rãnh khác nhau, lấp đầu rãnh cũ, tháo đầu rãnh mới, như vậy nước thấm đều vào luống.

 
Với đất thịt nhẹ, cho nước vào rãnh ngập 1/3 luống và cho nước vào cùng một lúc nhiêu rãnh hơn vì đất thịt thấm nước chậm hơn.

+ Tưới lần 2: Khoảng 2 – 3 tuần sau tưới lần 1, đẩt khô thì tưới lần 2. Đất cát pha cho nước ngập 2/3 luống, đất thịt nhẹ cho ngập 1/2 luống và làm như lần 1.

+ Tưới lần 3: Khoảng 2 – 3 tuần sau tưới lần 2, đất khô thì tưới lần 3 và làm như lần 2. Sau tưới lần 3 coi như chấm dứt tưới nước và chờ đến ngày thu hoạch.

– Tưới gánh:

Trường hợp không tưới rãnh được, khi đất khô phải gánh nước để tưới bổ sung. Khi tưới gánh cần chú ý.

Không tưới nước trực tiếp vào gốc khoai mà tưới xung quanh gốc.

Nếu kết hợp tưới nước với phân đạm và kali thì phải chú ý lượng phân hoà với nước. Nhiều trường hợp xảy ra, cây bị chết vì lượng phân quá đậm, nhất là với kali. Thùng 10 – 121 chỉ pha 1 nắm nhỏ phân là vừa. Không nên kết hợp tưới nước với phân chuồng, vì nước phân chuồng có nhiều nám và vi khuẩn dễ gây thối củ.

– Tưới phun:

Dùng máy bơm nước và ống dẫn (dây dẫn) để tưới. Tưới phun thì nước trực tiếp vào cây, lượng nước hoang phí rất ít nhưng số lần tưới thì nhiều. Ở Đà Lạt thường dùng phương pháp này.

Trước khi thu hoạch khoai khoảng 2 tuần, không tưới nước cho khoai, cần đất khô ráo, tuyệt đối tránh để nước vào ruộng, nếu mưa phải tháo kiệt nước kịp thời. Nhiều vùng khi thu hoạch khoai tây là thời vụ cấy lúa xuân, nước ruộng lúa tràn sang ruộng khoai làm thối củ gây ra thất thu. cần có sự quy hoạch chung của cộng đồng thôn xóm hoặc hợp tác xã.

Chăm sóc
Xới đất, làm cỏ, bón phân thúc và vun luống thường là những công việc kết hợp với nhau và tiến hành làm cùng đợt chăm sóc. Những đợt chăm sóc thường làm vào sau đợt tưới nước.

– Chăm sóc đợt 1: Khi cây cao khoảng 15 – 20cm thì xới nhẹ, làm sạch cỏ, bón phân thúc đạt 1 với lượng bón như ở bảng trên rồi vun luống. Khi bón phân thúc thì bón vào mép luống hoặc giữa 2 khóm khoai. Không bón phân trực tiếp vào gốc cây, làm cây chết

– Chăm sóc đợt 2: Sau chăm sóc đựt 1 khoảng 15 – 20 ngày, cây khoai đã được khoảng 40 – 45 ngày tuổi và cũng đã qua tưới nước lần thứ 2 thì tiến hành làm cỏ và vun luống lần cuối, cần lẩy đất ở rãnh luống để vun cho luống to và cao. Vun luống không đủ đát sẽ làm vỏ củ bị xanh hoặc mọc thành cây, gặp nhiệt độ cao, củ sẽ biến dạng làm giảm chất lượng khoai. Vét sạch đát ở rãnh luống là để đề phòng khi ruộng bị nước sẽ nhanh khô.

Nhổ bỏ cây bệnh và cây khác giống:
Nhổ bỏ cây bị bệnh và cây khác giống là khâu quan trọng trong kỹ thuật sản xuất giống.

– Thời gian nhổ:

Lần 1: Sau trồng 20 – 25 ngày, là chính.

Lần 2: Sau trồng 35 – 40 ngày, là chính.

Lần 3: Trước khi thu hoạch 2 tuần, kiểm tra lần cuối.

– Cây nhổ bỏ:

Những cây bị bệnh virus: Virus xoăn lùn, virus cuốn lá, virus khảm lá.

Những cây bị bệnh héo xanh

Những cây bị bệnh lở cổ rễ và bệnh héo vàng

Những cây khác giống.

– Phương pháp nhổ:

Nhổ cả cây, cả củ cái và củ con cho vào túi đựng, đem đi xa ruộng giống để tiêu huỷ. Đi lần lượt từng hàng khoai, tránh bỏ sót. Không để cây bệnh trên ruộng khoai.

 Huy Minh


 CÁC TIN KHÁC
VIDEO - AUDIO
VĂN BẢN-CHÍNH SÁCH
 
Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền Thông Ninh Bình
Chịu trách nhiệm: Đ/c Trần Thị Thảo, Phó Giám đốc Sở Thông Tin và Truyền Thông.
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Nghị, phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Điện thoại: 0229.3889237, Fax:0229.3889239, Email: Soninhbinh@mic.gov.vn.