MENU
THỜI TIẾT NINH BÌNH
Nhiệt độ trung bình: 19°C
Cao nhất: 24°C
Thấp nhất: °C
Độ ẩm: %
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 1072054
Số người trực tuyến:3
MÔ HÌNH HAY
 Lợn đen là vật nuôi bản địa gắn bó lâu đời với người dân xã Hùng Mỹ (Chiêm Hóa). Để lợn đen trở thành hàng hóa mang lại thu nhập ổn định cho người dân, xã Hùng Mỹ khuyến khích các hộ chăn nuôi nhân đàn; thực hiện quy trình chăn nuôi lợn sạch, an toàn, duy trì đầu ra ổn định.

   Cao Bình là thôn còn nhiều khó khăn, cách trung tâm xã 7 km. Thiếu nước sản xuất,  đất nông nghiệp ít nên phát triển chăn nuôi là hướng đi chủ đạo, trong đó chăn nuôi lợn đen đặc sản đang mang lại hiệu quả rõ nét. Anh Đặng Tấn Lộc, thôn Cao Bình là hộ phát triển nuôi lợn đen bản địa từ nhiều năm nay. Gia đình anh hiện có 3 lợn nái và chăn nuôi thường xuyên từ 20 - 40 con lợn thịt. Anh Lộc chia sẻ, 3 lợn nái vừa đẻ được gần 25 con lợn giống, gia đình đã bán mỗi con lợn với giá 1,5 triệu đồng. Với khoản tiền thu được từ chăn nuôi lợn gia đình vừa đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi thêm 8 con trâu, bò vỗ béo.

Hộ ông Quan Văn Dũng (bên trái) thôn Nặm Kép, xã Hùng Mỹ (Chiêm Hóa)
chăn nuôi lợn đen theo hướng bán chăn thả.
 
Anh Lý Tiến Thắng, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Cao Bình cho biết, thôn có 76 hộ thì có đến 70 hộ chăn nuôi lợn đen, hộ nuôi ít thì 2 - 3 con, hộ nhiều từ 10 - 40 con, tổng đàn lợn đen của thôn là 270 con. Hai năm trở lại đây, giá thịt lợn đen cao, người dân mạnh dạn tăng đàn lợn, cũng nhờ đó nhiều hộ từ chăn nuôi lợn đã thoát nghèo, điển hình như gia đình anh Ma Văn Quân. Hiện thôn chỉ còn 29 hộ nghèo, giảm 11 hộ so với năm 2019. Anh Thắng khoe, “gia đình tôi vừa bán 3 con lợn thịt với giá 150.000 đồng/kg, thu về 15 triệu đồng. Từ số tiền này tôi đã mua vật liệu để chuẩn bị xây dựng thêm chuồng mở rộng quy mô chăn nuôi lợn đen”.
 
Anh Quan Văn Tưởng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết, từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân tỉnh, trên địa bàn xã có 6 hộ hội viên được vay vốn phát triển chăn nuôi lợn đen. Gia đình ông Quan Văn Dũng, thôn Nặm Kép được Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân tỉnh cho vay 25 triệu đồng để mua 3 con lợn nái, hiện nay mỗi năm gia đình bán được từ 30 - 35 con lợn thịt, thu về gần 80 triệu đồng. Theo ông Dũng, so với lợn trắng, lợn đen bản địa khá dễ nuôi, phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng cao. Lợn đen có thể nuôi nhốt chuồng hoặc thả rông xung quanh vườn nhà. Thức ăn chủ yếu của lợn đen là phụ phẩm nông nghiệp, rau, cỏ rừng, chuối. Có thể nấu thêm ngô cho lợn ăn từ 1 - 2 bữa/ngày. Lợn đen nuôi trong khoảng hơn 8 tháng mới xuất chuồng, tuy nhiên giá lợn đen luôn ổn định từ 100.000 - 150.000 đồng/kg. Chăn nuôi lợn đen cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm phòng đầy đủ thì đàn lợn sẽ phát triển khỏe mạnh, hạn chế được bệnh tật.
 
Những năm gần đây, từ việc lồng ghép các nguồn vốn giảm nghèo của chương trình 135 với hợp phần hỗ trợ sản xuất xã Hùng Mỹ đã chú trọng hỗ trợ người dân tăng đàn lợn đen, hỗ trợ tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi cho người dân, hiện tổng đàn lợn đen của xã là hơn 1.000 con. Để chăn nuôi lợn đen trở thành hướng giảm nghèo nâng cao thu nhập cho người dân, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tới phát triển nhân rộng mô hình chăn nuôi lợn đen, đưa giống lợn bản địa này trở thành sản phẩm đặc trưng của xã.
 
Bài, ảnh: Cao Huy Báo Tuyên Quang (mic.gov.vn)


 CÁC TIN KHÁC
VIDEO - AUDIO
VĂN BẢN-CHÍNH SÁCH
 
Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền Thông Ninh Bình
Chịu trách nhiệm: Đ/c Trần Thị Thảo, Phó Giám đốc Sở Thông Tin và Truyền Thông.
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Nghị, phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Điện thoại: 0229.3889237, Fax:0229.3889239, Email: Soninhbinh@mic.gov.vn.