MENU
THỜI TIẾT NINH BÌNH
Nhiệt độ trung bình: 19°C
Cao nhất: 24°C
Thấp nhất: °C
Độ ẩm: %
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 1070355
Số người trực tuyến:9
CÁCH LÀM SÁNG TẠO
 Tỉnh Trà Vinh hiện còn 1 huyện nghèo và 23 xã, 10 ấp thuộc diện đầu tư của Chương trình 135. Để nâng cao hiệu quả đầu tư thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động lồng ghép các nguồn vốn để triển khai, qua đó đạt được nhiều kết quả giảm nghèo.
 

 Chị Thạch Thị Sắc ở ấp Ba So chăm sóc rau màu trái vụ bán được giá cao.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh, năm 2020, nguồn vốn đầu tư thuộc Chương trình 135 cho tỉnh là gần 48 tỷ đồng. Với nguồn vốn này, tỉnh đã xây dựng hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh tại các địa phương đặc biệt khó khăn (ĐBKK); hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả trên địa bàn, nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở.

Đặc biệt, tỉnh đã hỗ trợ cho 563 hộ nghèo thuộc diện chính sách bảo trợ xã hội, bảo đảm có mức thu nhập hằng tháng cao hơn chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn, với mức hỗ trợ tối đa 600.000 đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, tỉnh thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất, đa dạng nguồn vốn tín dụng, tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các chương trình, dự án phát triển sản xuất. Nhờ vậy, nhiều hộ nghèo người DTTS đã tiếp cận được nguồn vốn, thúc đẩy phát triển sản xuất.

Chị Thạch Thị Sắc ở ấp Ba So, xã Nhị Trường (huyện Cầu Ngang) cho biết: “Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, tôi đã thực hiện mô hình trồng rau màu kết hợp với chăn nuôi, đến cuối năm nay tôi sẽ xin chính quyền thoát nghèo”.

Số liệu thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tỉnh Trà Vinh cho thấy, đến cuối năm 2019, toàn tỉnh còn 9.214 hộ nghèo, chiếm 3,2% so với tổng số hộ toàn tỉnh. Trong đó, hộ nghèo dân tộc Khmer còn 5.394 hộ, chiếm 6% số hộ dân tộc Khmer.

Để có được kết quả này, ông Dương Quang Ngọc, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh cho rằng, thời gian qua tỉnh đi đúng hướng là tập trung nguồn vốn đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn. Tỉnh cũng hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào DTTS đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, giúp hộ nghèo tăng thu nhập để cải thiện cuộc sống.

Song song đó, đồng bào DTTS Trà Vinh còn được thụ hưởng các chính sách khác như, hỗ trợ đất ở cho hộ nghèo, cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS; cấp phát báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi, vùng ĐBKK. Từ năm 2016 đến nay, ngành chức năng trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào DTTS tại các xã nghèo, thôn, bản ĐBKK.

Ông Kiên Banh, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh cho biết thêm, năm 2019, từ nguồn vốn được Trung ương phân bổ hơn 52,5 tỷ đồng, tỉnh đã đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng 105 công trình hạ tầng tại các xã, ấp ĐBKK; hỗ trợ gần 700 hộ nghèo, hộ Khmer phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo. Năm 2020, tỉnh đặt mục tiêu giảm tối thiểu 1,5% số hộ nghèo, riêng hộ dân tộc Khmer nghèo giảm 2 - 3%.

Năm 2019, từ nguồn vốn được Trung ương phân bổ hơn 52,5 tỷ đồng, tỉnh đã đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng 105 công trình hạ tầng tại các xã, ấp ĐBKK; hỗ trợ gần 700 hộ nghèo, hộ Khmer phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo. Năm 2020, tỉnh đặt mục tiêu giảm tối thiểu 1,5% số hộ nghèo, riêng hộ dân tộc Khmer nghèo giảm 2 - 3%”.

Ông Kiên Banh, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh (nguồn: chuongtrinh135.vn)
 


 CÁC TIN KHÁC
VIDEO - AUDIO
VĂN BẢN-CHÍNH SÁCH
 
Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền Thông Ninh Bình
Chịu trách nhiệm: Đ/c Trần Thị Thảo, Phó Giám đốc Sở Thông Tin và Truyền Thông.
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Nghị, phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Điện thoại: 0229.3889237, Fax:0229.3889239, Email: Soninhbinh@mic.gov.vn.