MENU
THỜI TIẾT NINH BÌNH
Nhiệt độ trung bình: 19°C
Cao nhất: 24°C
Thấp nhất: °C
Độ ẩm: %
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 1066353
Số người trực tuyến:2
CÁCH LÀM SÁNG TẠO
 Bước vào đầu nhiệm kỳ 2015-2020, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Gia Viễn còn ở mức 4,51%, đến hết năm 2019 tỷ lệ này chỉ còn 2,58%, tức là bình quân mỗi năm giảm được 0,67%, vượt so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra. Kết quả này có sự chung sức, đồng lòng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương trong việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo.
 Thu ho?ch cá ? xã Gia Hòa (Gia Vi?n). ?nh tu li?u: Ð?c Lam

 

Thu hoạch cá ở xã Gia Hòa (Gia Viễn). Ảnh tư liệu: Đức Lam
 
So với các xã khác trên địa bàn huyện thì Gia Vân chính là địa phương có nhiều diện tích đất được thu hồi để phục vụ các dự án phát triển công nghiệp, du lịch. Thực tế đó vừa là thời cơ nhưng cũng là thách thức đối với cấp ủy, chính quyền nơi đây trong công tác giảm nghèo. Với quan điểm “ly nông bất ly hương”, UBND xã đã chú trọng, ưu tiên phối hợp với các doanh nghiệp dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, đặc biệt quan tâm đến những hộ có diện tích đất bị thu hồi để thực hiện các dự án khu công nghiệp. Nhờ đó, đến nay đã có 1.400 lao động trực tiếp và gián tiếp trong các nhà máy, xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn...
 
Mặt khác, phát huy tiềm năng, thế mạnh khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Từ đó giải quyết việc làm cho nhiều lao động từ việc lái đò đến phát triển các dịch vụ khác. Đáng chú ý là các công việc này khá phù hợp với lao động phổ thông, lao động nghèo trên địa bàn. Cùng với đó, công tác giảm nghèo còn được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều giải pháp đồng bộ như ủy thác với ngân hàng cho vay vốn, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, chuyển giao KHKT... Đến nay có 527 hộ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội với số dư nợ gần 11 tỷ đồng, các nguồn vay đều sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả.
 
Hướng đến mục tiêu giảm nghèo, các chính sách xã hội cũng được triển khai, thực hiện nghiêm túc, phong trào ngày vì người nghèo được thực hiện có hiệu quả. Trong 5 năm, địa phương đã tiếp nhận các nguồn hỗ trợ từ quỹ an sinh, xã hội, từ các nhà hảo tâm để sửa chữa và xây mới 18 nhà đại đoàn kết với tổng kính phí hơn 650 triệu đồng…
 
Đến nay xã Gia Vân không còn hộ nghèo. Đây là minh chứng rõ rệt nhất cho những nỗ lực, cũng như hiệu quả của các giải pháp giảm nghèo mà địa phương này đã triển khai trong nhiệm kỳ vừa qua.
 
Cũng như ở Gia Vân, công tác giảm nghèo ở các xã khác trên địa bàn huyện cũng được khởi đầu từ việc phân tích rõ những đặc điểm cả thuận lợi và khó khăn ở địa phương mình để đưa ra giải pháp cụ thể; đồng thời thông qua chính quyền cơ sở và các tổ chức hội, đoàn thể để nắm bắt nguyên nhân nghèo cũng như tâm tư, nguyện vọng của bà con. Theo đó, nâng cao nhận thức, bổ sung kiến thức cho người nghèo được coi là giải pháp căn cơ và bền vững hơn cả. Cấp ủy, chính quyền từ huyện xuống cơ sở đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các tầng lớp nhân dân đối với mục tiêu giảm nghèo bền vững. Đồng thời tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhóm chính sách: hỗ trợ dạy nghề, hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; giúp người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, ưu tiên cho các dịch vụ thuộc nội dung giảm nghèo đa chiều như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin; phát triển hạ tầng các vùng khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở...
 
Trong nhóm giải pháp này, các chương trình đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn đã góp phần quan trọng tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, huyện đã tổ chức đào tạo nghề cho trên 1.500 học viên, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 57%; giải quyết việc làm cho gần 3.300 lao động/năm, trong đó xuất khẩu lao động 747 người. Các đối tượng này chủ yếu là lao động nông thôn, lao động thuộc hộ nghèo và bị thu hồi đất để thực hiện các dự án.
 
Cùng với đó, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp vẫn được coi là then chốt trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong công tác giảm nghèo do đã tận dụng được điều kiện sẵn có và kinh nghiệm sản xuất của bà con. Nhiệm kỳ vừa qua, các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển diện tích lúa chất lượng cao trên địa bàn đã phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, nông dân cũng chú trọng thâm canh các cây trồng có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao, phù hợp với tập quán canh tác và thổ nhưỡng của địa phương như dưa chuột, dưa bở, dưa lê, cà chua..., từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, kết cấu hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp và nông thôn được tăng cường. Hệ thống thuỷ lợi được đầu tư gần 800 tỷ đồng; đến nay 100% trạm bơm lớn được nâng cấp; 100% kênh mương, kênh tưới cấp I được kiên cố hoá...
 
Bên cạnh đó, địa phương cũng chú trọng thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội… Trong nhiệm kỳ, đã thực hiện hỗ trợ xây mới, sửa chữa cho gần 800 hộ gia đình người có công, hộ nghèo có khó khăn về nhà ở với tổng số tiền gần 20 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa và An sinh xã hội” huyện; thực hiện hỗ trợ tiền điện cho 34.629 lượt hộ nghèo với tổng số tiền gần 50 tỷ đồng. Tổ chức thăm, tặng quà cho người có công, thân nhân người có công, hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền gần 7 tỷ đồng/năm…
 
Đào Duy (baoninhbinh.org.vn)


 CÁC TIN KHÁC
VIDEO - AUDIO
VĂN BẢN-CHÍNH SÁCH
 
Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền Thông Ninh Bình
Chịu trách nhiệm: Đ/c Trần Thị Thảo, Phó Giám đốc Sở Thông Tin và Truyền Thông.
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Nghị, phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Điện thoại: 0229.3889237, Fax:0229.3889239, Email: Soninhbinh@mic.gov.vn.