MENU
THỜI TIẾT NINH BÌNH
Nhiệt độ trung bình: 19°C
Cao nhất: 24°C
Thấp nhất: °C
Độ ẩm: %
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 1072121
Số người trực tuyến:4
TIN TỨC - SỰ KIỆN

   Những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh) luôn đạt kết quả nổi bật. Số hộ nghèo liên tục giảm qua các năm, đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 1,77%, giảm 1,83% so với năm 2017.


Mô hình nuôi cá, trồng cây hiệu quả của nông dân Yên Khánh.

 Theo ông Hoàng Minh Chuyền, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Thành, muốn thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo, trước tiên phải làm thật tốt khâu rà soát hộ nghèo. Trên cơ sở nắm vững số hộ nghèo, phân tích nguyên nhân nghèo sẽ có những giải pháp hỗ trợ kịp thời để bà con thoát nghèo. Cũng theo ông Tuyên, ở các địa phương, những đợt điều tra, rà soát hộ nghèo luôn là khâu phức tạp nhất. 

 

 

 

 Bởi những năm qua, người nghèo ngày càng nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Họ hưởng lợi từ các chương trình ưu đãi của Chính phủ như: hỗ trợ tiền điện, miễn giảm học phí, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ đào tạo nghề… 

  

 

 Chính vì vậy, những đợt bình xét hộ nghèo hàng năm tại cơ sở luôn là thời điểm khó khăn và phức tạp. Có hộ tha thiết “xin” vào diện hộ nghèo chỉ để được hưởng ưu đãi miễn giảm học phí cho con, những hộ đề nghị được ở lại danh sách hộ nghèo còn diễn ra khá nhiều. Cũng có nhiều hộ, trước đây cha mẹ già thì ở với con cháu, nhưng giờ tách khẩu riêng cho cha mẹ để được hưởng các chính sách hỗ trợ hộ nghèo. Bởi thế, trong số những hộ nghèo, đa số là hộ nghèo do tuổi cao.

Trước tình trạng đó, xã đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giúp cho người dân hiểu được ý nghĩa của việc thoát nghèo. Qua đó, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo của bà con, đồng thời hạn chế tình trạng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước. 

Đặc biệt, trước khi tiến hành bình xét hộ nghèo, xã đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa của các đợt điều tra, rà soát hộ nghèo đến tận các hộ gia đình. Các tổ chức, đoàn thể cũng thành lập các đoàn đến tận nhà dân để vận động, tuyên truyền con cháu đón bố mẹ về ở chung để phụng dưỡng. 

Mặt khác, đội ngũ cán bộ làm công tác rà soát hộ nghèo của địa phương cũng liên tục được tập huấn nâng cao nghiệp vụ. Do vậy, việc điều tra, rà soát hộ nghèo ngày càng được thực hiện công khai, minh bạch, tạo được sự tin tưởng, đồng thuận của nhân dân. Đặc biệt, tình trạng xin làm hộ nghèo đã không còn.

Ông Hoàng Minh Chuyền, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Thành nói, nếu những năm trước, đa số hộ nghèo là do nguyên nhân tuổi cao thì năm 2017, trong số 3,6% hộ nghèo thì vẫn có các gia đình có “trụ cột” kinh tế bị ốm đau, tai nạn đột xuất. Điều đó đồng nghĩa với việc tuy kết quả giảm nghèo của xã đã có chuyển biến tích cực song vẫn chưa thực sự bền vững, hộ cận nghèo còn nhiều. Nếu không may gặp ốm đau hoặc tai nạn rủi ro thì sẽ “rớt” xuống tốp nghèo. Bởi thế, điều mà địa phương trăn trở đó là làm thế nào để hộ nghèo vươn lên thoát nghèo mà phải là thoát nghèo bền vững?

Theo đó, UBND xã Khánh Thành đã huy động cả hệ thống chính trị cùng tham gia vào công tác giảm nghèo. Xã giao nhiệm vụ cụ thể cho các đoàn thể chịu trách nhiệm giúp đỡ gia đình các hội viên nghèo. Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của mình, các đoàn thể như: Hội Phụ nữ; Hội Nông dân,Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên… đều linh động, sáng tạo và chủ động trong cách hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo như: hỗ trợ giống, vốn, kiến thức… 

Từ sự hỗ trợ thiết thực này, nhiều hộ nghèo đã vươn lên, điển hình như gia đình ông Lại Văn Độ ở xóm 9. Vốn là hộ cận nghèo, sức khỏe cả hai vợ chồng ông đều yếu nên nguy cơ “rớt” nghèo luôn hiện hữu. Năm 2016, được Hội Nông dân xã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông của tỉnh lựa chọn là một trong 31 hộ dân trong xã thử nghiệm mô hình trồng ổi lê Đài Loan. 

Được sự tư vấn của cán bộ khuyến nông, gia đình ông Độ quyết định chuyển đổi 4 sào ruộng cấy lúa không năng suất sang trồng ổi lê. Gia đình ông được hỗ trợ 130 cây giống, chưa từng trồng cây ăn quả, nên ban đầu ông Độ khá lo lắng vì không có kỹ thuật, năng suất, hiệu quả ra sao. 

Nhưng ngay từ những ngày làm đất, xuống giống, chăm bón…, cán bộ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh đều sát sao, hướng dẫn kỹ thuật, kịp thời phát hiện sâu bệnh để hướng dẫn gia đình cách xử lý, nhờ vậy, mà vườn ổi sinh trưởng, phát triển tốt. Gia đình ông Độ có 130 gốc ổi, mỗi lần thu hoạch cũng cho 40 kg quả trở lên, giá thành tại vườn trung bình 20 nghìn đồng/kg. ổi cho thu hoạch gần như quanh năm.

Ngoài ra, dưới gốc ổi, ông Độ còn trồng xen các loại rau như rau má, mùng tơi… cũng mang lại nguồn thu nhất định. Gia đình ông Độ chính thức ra khỏi danh sách hộ nghèo một cách bền vững.

Dựa vào lợi thế tự nhiên của địa phương, gia đình ông Phạm Ngọc Ký ở xóm 13 cũng đã chính thức thoát nghèo kể từ cuối năm 2018. Gia đình ông Ký là một trong những hộ nghèo có thâm niên ở Khánh Thành. Không có sức khỏe để xốc vác những công việc nặng, vợ chồng ông Ký chỉ biết quanh quẩn với mấy sào ruộng. Được sự động viên, tư vấn của Hội nông dân xã, bác Ký mạnh dạn chuyển đổi 5 sào đất lúa sang trồng rau an toàn và quả lặc lày. 

Đến kỳ thu hoạch, các cửa hàng nông sản sạch về thu mua tận nơi, vì vậy ông Ký không phải lo lắng cho đầu ra. Nguồn thu từ 5 sào rau an toàn đã mang lại thu nhập ổn định cho gia đình ông. Đến nay, gia đình ông Ký đã thoát nghèo bền vững. Không riêng gì gia đình ông Độ, ông Ký, trong năm 2018, toàn xã Khánh Thành đã có 41 hộ thoát nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm nhanh, bền vững xuống còn 1,77% vào cuối năm 2018.

Nguyễn Hùng (baoninhbinh.org.vn)

 



 CÁC TIN KHÁC
VIDEO - AUDIO
VĂN BẢN-CHÍNH SÁCH
 
Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền Thông Ninh Bình
Chịu trách nhiệm: Đ/c Trần Thị Thảo, Phó Giám đốc Sở Thông Tin và Truyền Thông.
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Nghị, phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Điện thoại: 0229.3889237, Fax:0229.3889239, Email: Soninhbinh@mic.gov.vn.