MENU
THỜI TIẾT NINH BÌNH
Nhiệt độ trung bình: 19°C
Cao nhất: 24°C
Thấp nhất: °C
Độ ẩm: %
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 1071831
Số người trực tuyến:3
THÔNG TIN TỪ CƠ SỞ

 

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng và chuyên canh nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, nâng cao hiệu quả sản xuất, những năm qua ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó vận đông nông dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất được xác định là giải pháp hiệu quả nâng cao thu nhập cho người dân.

 

Gia Hòa là một trong những địa phương thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng khá hiệu quả. Đặc biệt là sau khi thực hiện dồn điển, đổi thửa, xã đã xây dựng được các vùng sản xuất chuyên canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và hình thức sản xuất phù hợp với điều kiện đất đai.

 

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và hình thức sản xuất tại xã Gia Hòa đã phát huy hiệu quả. Giá trị sản xuất trên ha đất canh tác đạt  85 triệu đồng/ha/năm (tăng 45% triệu đồng/năm/ha) so với năm 2010. Thu nhập 1 ha lúa cá và thủy sản đạt 150 triệu đồng/ha, thu nhập bình quân từ các trang trại chăn nuôi tổng hợp đạt 300 triệu đồng/hộ/năm.

 

Nhận thức rõ việc khai thác hiệu quả tiềm năng của ruộng trũng chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho nông dân. Trong những năm qua xã Gia Phương tập trung tuyên truyền, khuyển khích nhân dân tận dụng ao đầm và chuyển đổi chân ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi thả thủy sản và xen canh lúa cá nhằm tăng thu nhập.

 

Hiện toàn xã Gia Phương có gần 70 ha nuôi thả thủy sản và xen canh lúa- cá. Sản lượng thủy sản hàng năm ước đạt 400 tấn, giá trị ước đạt trên 20 tỷ đồng. Thu nhập từ thủy sản ước đạt 100 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn nhiều sơ với cấy lúa.

 

Trong thời gian tới xã Gia Phương tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như phối hợp với các ngành chức năng triển khai tốt công tác quản lý chất lượng giống, cải tạo, vệ sinh ao hồ, quản lý mùa vụ nuôi, đối tượng nuôi, phương thức nuôi cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất thông qua các dự án đã và đang triển khai; tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và hoạt động khuyến ngư qua việc tổ chức đào tạo, tập huấn nuôi trồng thủy sản; tăng chủng loại con nuôi, nhất là con nuôi có giá trị kinh tế cao.

 

Với trên 80% dân số sống chủ yều dựa vào sản xuất nông nghiệp, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng được các cấp các ngành trong huyện triển khai có hiệu quả. Đến nay, toàn huyện đã thành lập 10 mô hình HTX, nhóm hội liên kết sản xuất đi vào hoạt động, 68 mô hình trang trại đạt tiêu chuẩn theo Thông tư 27/2017 của Bộ NN&PTNT và hàng nghìn gia trại nông hộ. Chất lượng, giá trị con nuôi được nâng lên, mở rộng chăn nuôi theo hướng con nuôi công nghiệp và con nuôi đặc sản như phát triển đàn trâu bò ở các xã có địa hình đồi núi, bán sơn địa như xã Gia Sinh, Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hòa… Các địa phương tập trung nuôi con đặc sản như rắn, ba ba, nhím, lợn rừng, gà ta và phát triển trang trại tập trung để nuôi lợn siêu nạc. Các vùng trũng khuyến khích chuyển sang mô hình lúa cá kết hợp với chăn nuôi, trồng trọt…

 

Từ việc sản xuất manh mún nhỏ lẻ thì hiện nay sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã có bước chuyển mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng KHKT vào sản xuất đã góp phần nâng cao hiệu quả. Đến nay, huyện Gia Viễn đã chuyển đổi được 80 ha cấy lúa kèm hiệu quả sang chuyên canh màu hiệu quả ở các xã Gia Tiến, Gia Thắng, Gia Phương, Gia Lập. Hàng trăm ha nuôi trồng thủy sản ở các xã Gia Xuân, Gia Trung, Gia Phương và Gia Vượng.

 

Sau thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, toàn huyện đã hình thành được vùng sản xuất 4 vụ/năm với tổng diện tích từ 80-120 ha/năm, đem lại gia trị từ 600-650 triệu đồng/năm. Các sản phẩm chủ yếu là dưa bở, dưa lê, dưa chuột, cà chua tại các xã Gia Thắng, Gia Tiến, Gia Phương và thị trấn Me; chuyển đổi 25 ha đất màu, đất đối, đất vườn sang trồng cây ăn quả cho thu nhập từ 350-500 triệu đồng/ha/năm như cây bưởi, mít, ổi tại các xã Gia Hòa, Gia Sinh, Gia Hưng và Liên Sơn.

 

Với những chủ trương, đường lối của cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở, cùng với cách làm hiệu quả chủ động của người dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên toàn huyện đã và đang thu được những thành quả đáng quan trọng. Từng bước đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tạo thu nhập ổn định, nâng cao đời sống nhân dân, mở ra nhiều cơ hội để huyện Gia Viễn nâng cao hiệu quả công tác xóa đỏi, giảm nghèo, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

 

Hồng Hạ (Đài TT huyện Gia Viễn)

 



 CÁC TIN KHÁC
VIDEO - AUDIO
VĂN BẢN-CHÍNH SÁCH
 
Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền Thông Ninh Bình
Chịu trách nhiệm: Đ/c Trần Thị Thảo, Phó Giám đốc Sở Thông Tin và Truyền Thông.
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Nghị, phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Điện thoại: 0229.3889237, Fax:0229.3889239, Email: Soninhbinh@mic.gov.vn.