MENU
THỜI TIẾT NINH BÌNH
Nhiệt độ trung bình: 19°C
Cao nhất: 24°C
Thấp nhất: °C
Độ ẩm: %
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 1066348
Số người trực tuyến:6
KHUYẾN NÔNG
 Cây chuối là cây trồng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm lương thực, thực phẩm, ăn quả, lấy sợi, dược phẩm. Ở Việt Nam, cây chuối được trồng từ lâu, nhưng trước đây các vườn chuối gần như hình thành một cách tự phát, ít được chăm sóc, thu hoạch tản mạn, chất lượng kém, năng suất thấp. Những năm gần đây, sản phẩm chuối đã được xuất khẩu vào thị trường một số nước và mang lại kinh tế lớn.

 

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối đúng kỹ thuật có thể làm tăng năng suất, chất lượng và giá trị của cây chuối, từ đó làm tăng thu nhập cho người trồng chuối.

 

1. Chuẩn bị đất, cây giống

Chọn loại đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất thoáng có cấu tượng tốt và độ xốp cao hoặc những vùng đất cao, dễ thoát nước như đất đồi. Trường hợp đất quá chua hoặc quá kiềm có thể gây ra hiện tượng thiếu vi lượng trong đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của chuối.

 

Đất phải được cày bừa kỹ, diệt cỏ dại trước khi trồng, cày sâu 30 cách mạng, cày 2 lần, lần 2 vuông góc với lần 1. Nếu đất rộng, chia lô chống cháy mùa khô.

 

Đào hố và bón phân: Đào hố sâu 40-60 cách mạng và rộng 40-60cm. Trộn phân chuồng, tro chấu cùng với lớp đất mặt, lấp đầy hố. Trước khi trồng 20 ngày, dùng 0,5kg vôi bột xử lý cho một số hố trồng. Sau đó, trộn tro trấu, phân chuồng ủ hoai mục 10-15 kg (hoặc hữu cơ vi sinh) và 0,2 kg Supe lân với lớp đất mặt, đảo đều rồi lấp đầy hố (trước khi trồng 10-15 ngày).

 

Chuẩn bị cây chuối giống: Chọn chuối không sâu bệnh và cây có lá lưỡi mác, có giics to và ngọn nhỏ, cao khoảng 1-1,5m, đường kính thân (chỗ cách gốc 20cm) là 15-20cm và là cây thứ 2, thứ 3 ở cây mẹ đã trổ buồng. Hoặc nhân giống chuối từ củ (thân ngầm), nhân giống bằng nuôi cấy mô.

 

 

2. Thời vụ:

 

Cây chuối không yêu cầu nghiêm ngặt về thời vụ, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhưng tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa (vùng đồng bằng Bắc Bộ trồng từ tháng 9-11, các vùng khác từ tháng 6-8). Ở thời điểm này, cây con sinh trưởng thuận lợi và có tỷ lệ sống cao.

 

3. Mật độ trồng:

 

Mật độ trồng phổ biến khoảng trên dưới 1.000 cây/ha, khoảng cách trồng: 3 x 3m (1.100 cây/ha) hoặc 3 x 2,5m) (1.300 cây/ha).

 

4. Cách trồng: Dùng cuốc, xẻng lấp đất vào hố, lượng đất dày khoảng 30cm, sau đó dùng cuốc moi 1 hốc ở giữa rộng khoảng 30 cách mạng để đặt cây chuối con vào. Lèn đất theo chiều song song với thân giả hoặc dùng chân giậm chặt rồi tưới nước (nếu đất khô).

 

 

5. Bón phân

 

Lượng bón phân trung bình cho 1 ha chuối thường là 200 kgN+ 80kg P2 O5 + 200 kg K2O tùy theo loại đất; nếu đất chua, bón thêm vôi sẽ mang lại hiệu quả cao. Lượng phân bón cho chuối phụ thuộc vào sản lượng thu hoạch; chẳng hạn thu hoạch 32 tấn quả/ha, cây chuối lấy đi từ đất 80kg N; 49 kg P2O5, 1.145 kg K2O.

 

 

Cân đối đạm và kali cho chuối có tầm quan trọng lớn, 2 yếu tố này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo năng suất của chuối. Tuy vậy, đối với chuối, tỷ lệ can xi và magiê cũng rất có ý nghĩa, bởi vì 2 yếu tố này góp phần phát huy hiệu lực của kali.

 

Cách bón: Bón lót: Sau khi lấp đất xong, đào 1 rãnh vòng quanh, cách gốc 20-30cm gốc cây để rắc phân chuồng hoai mục; urê, 60g, SA: 145 g; supe lân 200g, sau đó lấp kín phân, dùng rơm rạ ủ kín và tưới nhẹ giữ ẩm.

 

Bón thúc: Lần 1 sau trồng 1,5-2 tháng, lần 2: sau trồng khoảng 5 tháng, lần 3 sau khi ra buồng 1 tháng.

 

6. Chăm sóc

 

Tưới nước: Chuối yêu cầu nước rất cao nên phường thường xuyên giữ ẩm cho đồng ruộng.

 

Trồng dặm: Sau khi trồng khoảng 1 tháng nếu cây phát triển kém thì phải trồng dặm, đối với những cây mịc kém có thể dùng dao chặt ngang thân, cách gốc 20-30 cách mạng giúp lá non dễ mọc ra.

 

 

Tỉa cây con: Sau khi cây trổ hoa và cho khoảng 10-13 nải, tiến hành bẻ bắp và tỉa quả cho cây. Nên bẻ bắp vào buổi chiều, trời không mưa, bẻ xong nên dùng tro sạch bôi vào vết cắt để vết thương mau không, có tác dụng sát trùng và không chảy nhựa nhiều.

 

Cắt bỏ lá già, khô: Thường xuyên cắt bỏ kịp thời các lá già, lá khô bám vào xung quanh thân chuối để tập trung dinh dưỡng và hạn chế nguồn bệnh.

 

Làm cây chống buồng: Sau khi cây ra buồng khoảng 1 tháng, cần làm cây chống buồng để giữ cho cây không bị đổ khi gặp gió mạnh.

 

 

7. Phòng trừ sâu bệnh hại chuối

 

Bệnh chuối rụt (chùn đọt chuối): Bệnh phát sinh quanh năm nhưng phát triển nhanh vào những tháng có độ ẩm cao và lây lan nhanh. Cây bị nặng, đọt chùn lại làm cho cây không hoặc rất khó trổ hoa. 

 

 

Cách phòng trừ: Thu gom và tiêu hủy tất cả những cây nhiễm bệnh, diệt bằng các loại thuốc hóa học như Malation.

 

Bệnh đốm lá: Cắt toàn bộ lá bị bệnh và đốt bỏ. Tránh trồng quá dày và chú ý phân kali để hạn chế phát triển. Phun Boóc-đô nông độ 1%.

 

Bệnh héo rũ: Đào bỏ gốc bị bệnh nặng, rải vôi hay thuốc gốc đồng để khử đất trước khi trồng lại. Các vườn nặng nên ngưng canh tác, cày phơi khô 2-6 tháng để diệt nấm. Khử trùng cây chuối con bằng các loại thuốc Metalaxyl, Benomul 95%... trước khi trồng.

 

 

Bệnh thán thư: Còn gọi là bệnh đốm trứng quốc. Bệnh do nấm gây ra, tạo thành các vết chám đen trên vỏ quả làm xấu mã quả. Cần vệ sinh sạch sẽ vườn, trành làm sây sát quả trước khi thu hoạch 10 ngày.

 

Sâu hại chuối: Sâu vòi voi thường đẻ trứng vào bẹ lá, nở thành sâu con phá hoại bẹ chuối làm cho thân giả dễ bị đổ gãy, thậm chí sâu đục phá thân ngầm làm cho cây dễ chết.

 

 

Phòng trừ: Dùng đoạn cây 30-50 cách mạng áp vào gốc cây ban đêm để nhử sâu lên ăn và diệt. Rắc thuốc bảo vệ thực vật quanh gốc chuối: Regent, Badan 4H, BAM 5H vào mùa mưa.

 

Dùng đục củ: Ấu trùng nở, đục phá củ chuối thành những lỗ với đường kính 1-1,5cm, tạo điều kiện để nấm bệnh xâm nhập. Cây chuối không hấp thu được dinh dưỡng nên phát triển kém, nếu cây con sẽ chết.

 

Phòng trừ: Chọn cây con không có dấu vết của côn trùng. Tránh chất đống cây con qua đêm trước khi trồng, tránh mọt đến đẻ trứng. Nhúng cây con vào dung dịch thuốc trừ sâu như Carbaryl 995, Diazinon 95%, Etofenprox 96%... nồng độ 0,2% trước khi trồng…

 

Rầy mềm: Là tác nhân truyền virus gây bệnh chùn đọt ở chuối. Rầy có màu nâu không cánh, thường trú trong các bẹ chuối, sống chung với kiến, rầy thường chích hút cây con ở gần mặt đất, gốc chuối. Phun thuốc Methidathion 96% (Supracide) vào tha lá kết hợp với vệ sinh vườn, tách bỏ các bẹ chuối khô, diệt trừ kiến.

 

Bù lạch: Có nhiều loại màu nâu, trắng hoặc đen. Kích thước nhỏ nên khó thấy. Trái bị chích hút sẽ nổi các sẹo ghẻ ở vỏ, màu đỏ nâu hoặc có thể bị nứt vỏ. Bù lạch xâm nhập vào các lá mo, chích hút nhựa quả non. Phòng trừ: Phun thuốc Cypermethrin 40g/l + Profenofos 400g/l (Polytrin), Profenofos 87% (Selecron).

 

 

Sâu đục thân: Rất giống sùng đục ở củ nhưng chỉ đục ở thân giả, hang đục rất dài. Dùng thuốc Diazinon 95% rắc cách gốc 0,5-1m.

 

 

 Tuyến trùng hại chuối: Tuyến trùng đẻ trứng vào các mô trong rễ, khi chích hút nhựa tế bào, các mô bị tấn công tạo thành vết đen ở rễ, cây bị cằn cỗi, buồng nhỏ, trái bé và dễ bị các loại nấm tấn công.

 

Phòng trừ: Loại bỏ cây bị bệnh, đào bỏ rễ; cày phơi đất 6 tháng, sau trồng lại mới; ngâm dung dịch Padan 97% 0,2% trong 1 phút, sau đó để khô 24h trước khi trồng; Rải Diazinon 95% hay Cartap 97% 30 kg/ha vào hố trước khi trồng và lấp lại.

 

8.Thu hoạch và bảo quản chuối:

 

Độ chín thu hái của chuối là lúc độ già đạt 85-90%. Vỏ chuối xanh thẩm, quả lớn hết cỡ, đầy đặn, tròn đều.

 

Khi thu hoạch không để buồng chuối rơi xuống đất, tránh bọ bẩn, dập, sây sát. Sau khi cắt buồng nên dựng ngược buồng chuối ở nơi thoáng mát 2-3 ngày.

 

Chuối xanh thường được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 12-140C, có thể bảo quản chuối bằng cách nhúng hóa chất như Topxin-M 0,1% rồi vớt ra để ráo, đựng túi ni lông, sau đó bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc lạnh.

 

Rấm chuối chín: Rấm chuối chín bằng nhiệt ở chum hoặc ở máy. Ưu điểm của rấm chuối bằng máy trong nhiệt độ thấp là bảo quản được lâu hơn, màu sắc đẹp, chất lượng không thay đổi.

 

Minh Quang (TH)



 CÁC TIN KHÁC
VIDEO - AUDIO
VĂN BẢN-CHÍNH SÁCH
 
Bản quyền thuộc Sở Thông tin và Truyền Thông Ninh Bình
Chịu trách nhiệm: Đ/c Trần Thị Thảo, Phó Giám đốc Sở Thông Tin và Truyền Thông.
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Nghị, phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Điện thoại: 0229.3889237, Fax:0229.3889239, Email: Soninhbinh@mic.gov.vn.